Trang Chủ Đời SốngSức Khỏe 8 dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ dễ nhận biết cần cảnh giác

8 dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ dễ nhận biết cần cảnh giác

by Vinatai.mobi
0 bình luận


Các dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ thường dễ nhận biết qua biểu hiện bên ngoài, hay thèm ăn và chóng đói. Các biến chứng thường rất nghiêm trọng nên cần được phát hiện sớm và có cách kiểm soát hiệu quả, tránh các tổn thương về thể chất và tinh thần.

1. Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ

1.1. Đi tiểu nhiều

của các vấn đề về thận, tuy nhiên nguyên nhân cốt lõi của nó có thể do cơ thể tích tụ đường trong máu. Thậm chí với những người có triệu chứng nặng hơn sẽ thấy nước tiểu vẩn đục trắng hoặc vàng nhạt, đây là do lượng đường không thể chuyển hóa thành năng lượng mà phải thải ra ngoài. 

1.2. Hay khát, khô miệng

Đây là các dấu hiệu đầu tiên khi tỷ lệ đường trong máu vượt ngưỡng cho phép, thận làm việc liên tục sẽ thải lượng nước lớn ra ngoài cơ thể khiến bạn luôn trong tình trạng khát khô miệng. Không nên nhầm lẫn với hiện tượng khát nước khi trời nóng hoặc do mệt mỏi, hãy đến gặp bác sĩ khi thấy dấu hiệu kéo dài, khát cả khi vừa uống nước xong. 

1.3. Thèm ăn và nhanh đói

Glucose đi vào cơ thể không chuyển hóa thành năng lượng mà trực tiếp chuyển vào trong máu khiến bạn nhanh cảm thấy đói, liên tục thèm ăn hoặc thậm chí đói ngay khi dùng xong bữa. Đặc biệt với các phụ nữ đang trong giai đoạn ăn kiêng sẽ thấy bụng sôi cồn cào, suy nhược, cơ thể mệt lả không còn sức sống. Thậm chí, nếu không được bổ sung thực phẩm kịp thời sẽ gây hoa mắt chóng mặt, toát mồ hôi lạnh, nôn mửa do tụt huyết áp.

Bệnh tiểu đường khiến năng lượng tiêu hao nhanh gây thèm ăn và chóng đói

Bệnh tiểu đường khiến năng lượng tiêu hao nhanh gây thèm ăn và chóng đói (Nguồn: sachfucoidan.com)

1.4. Giảm cân hoặc tăng cân bất thường

Glucose không được dung nạp đầy đủ khiến cơ thể sử dụng các mô mỡ để chuyển hóa thành năng lượng. Hiện tượng này diễn ra thường xuyên sẽ làm sụt cân nhanh chóng và cơ thể luôn rơi vào tình trạng thèm ăn. Bên cạnh đó, ở một số bệnh nhân lại xảy ra cơ chế tích mỡ dự trữ gây ra hiện tượng tăng cân đột ngột hoặc dẫn đến béo phì. 

1.5. Đau hoặc tê bàn tay, chân

Nếu bạn thường xuyên phải chịu đựng các cơn đau, tê bì chân tay thì hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé, đây có thể là một trong các dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ. Nguyên nhân là do tỷ lệ đường trong máu quá lớn gây tắc nghẽn, giảm khả năng lưu thông đến các chi gây nên cảm giác kiến bò, tê bì vô cùng khó chịu. Hiện tượng này thường xuất phát ở các đầu ngón tay, lan ra cả bàn tay, tới khuỷu tay và chân, tiến triển nặng vào ban đêm hoặc trở nên tê cứng nếu bạn có tư thế ngủ sai cách. Hãy điều chỉnh lại thói quen và sử dụng các loại nệm chất liệu êm ái để giảm thiểu triệu chứng, đem giấc ngủ ngon nhé.

Đau, tê bàn chân là dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ

Đau, tê bàn chân là dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ (Nguồn: kenh14.vn)

1.6. Lâu lành vết thương

Lượng đường huyết tăng cao làm cơ thể giảm khả năng chống lại vi khuẩn, hạn chế tái tạo mô tế bào khiến các vết thương lâu lành hoặc ngày một thêm trầm trọng. Chính vì thế những dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ có thể phát hiện qua các nốt muỗi đốt bị lở loét, vết đứt tay nhiều ngày không khỏi hoặc tổn thương da do mụn, nhọt.  

1.7. Mắt nhìn mờ

Đường huyết cao không những tác động đến tim, thận, dây thần kinh mà còn ảnh hưởng đến mắt, gây mờ mắt hoặc thậm chí là đục thủy tinh thế. Bạn không nên nhầm lẫn với các dấu hiệu tuổi già hoặc cho rằng mắt đang bị mệt mỏi, dấu hiệu này dễ phân biệt qua tình trạng nhìn hai hình, hình bị lóa hoặc bị biến dạng. Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu này cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán luôn bạn nhé. 

1.8. Mảng da tối màu

Sắc tố da bị phá hủy khiến một số điểm trên cơ thể tối sẫm màu so với vùng xung quanh. Những vị trí điển hình dễ mắc phải là cổ, cổ tay, khuỷu tay, bụng và ngực. Khi tắm bạn nên quan sát khắp cơ thể để nhận biết các dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ này nhé. 

Khi thấy da có mảng tối màu cần đi kiểm tra đường huyết ngay nhé

Khi thấy da có mảng tối màu cần đi kiểm tra đường huyết ngay nhé (Nguồn: xadennguyenchat.com)

2. Nguy cơ gây bệnh tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường type 2 có nguy cơ xảy ra ở các bệnh nhân bị béo phì, mắc hội chứng đa nang, do yếu tố di truyền, chủng tộc hoặc ở những người bị cao huyết áp. Bên cạnh đó các phụ nữ trên 45 tuổi hoặc mắc các vấn đề về sức khỏe tinh thần cũng có nguy cơ tiểu đường cao hơn. Nếu bạn đang nằm trong các đối tượng này cần theo dõi đường huyết thường xuyên, sử dụng máy đo đường huyết tại nhà và ghi chép kết quả sau mỗi lần đo, nếu có xu hướng tăng cần có biện pháp điều chỉnh ngay lập tức. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo các thông tin xoay quanh tiểu đường type 2 qua internet, sách hoặc tư vấn của bác sĩ để nắm được dấu hiệu nhận biết cũng như cách phòng ngừa. 

3. Biến chứng bệnh tiểu đường ở phụ nữ

3.1. Bệnh tim và động mạch

Một trong các biến chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm nhất là ảnh hưởng tới tim và động mạch. Nếu không có lộ trình điều trị đúng cách sẽ tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, động mạch vành hoặc đột quỵ. Biến chứng này xảy ra chủ yếu ở những người huyết áp cao, béo phì, thừa cholesterol. 

Người bị tiểu đường rất mắc các chứng về tim và động mạch

Người bị tiểu đường rất mắc các chứng về tim và động mạch (Nguồn: kenh14.vn)

3.2. Biến chứng thận

Suy thận là biến chứng đáng sợ nhất mà nhiều bệnh nhân phải đối mặt. Các tế bào nhỏ ở đây bị tổn thương gây rối loạn chức năng và giảm hiệu quả thải độc, cơ thể tích tụ nhiều độc tố gây nên nhiều căn bệnh khác. 

3.3. Biến chứng thần kinh

Hệ thần kinh có thể bị tổn thương nặng nếu không điều trị tiểu đường đúng cách. Vì dây thần kinh nối đến các chi và hầu hết bộ phận trên cơ thể nên biến chứng này có thể gây đau, tê bì chân tay, mất cảm giác tứ chi, rối loạn tiêu hóa hoặc giảm khả năng vận động trí óc. 

3.4. Biến chứng về mắt

Bệnh võng mạc, đục thủy tinh thể  là biến chứng phổ biến do tiểu đường gây ra. Bạn nên kiểm soát tình trạng này thông qua thăm khám mắt định kỳ, không chủ quan với các dấu hiệu ruồi bay, mờ hình ảnh, méo hình ảnh hoặc hoa mắt. 

3.5. Tổn thương bàn chân

Các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương kết hợp cùng xơ vữa mạch khiến bệnh nhân tiểu đường dễ mắc phải các biến chứng như nấm da chân, nấm móng, phỏng nước, chảy mủ, loét da hoặc thậm chí làm ngón chân biến dạng. Bạn nên thường xuyên quan sát bàn chân, kiểm soát tốt đường huyết và giảm cân để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm này.  

Bàn chân có thể bị tổn thương nghiêm trọng do tiểu đường

Bàn chân có thể bị tổn thương nghiêm trọng do tiểu đường (Nguồn: youmed.vn)

3.6. Bệnh về răng và nướu

Sâu răng, viêm nướu, viêm lợi…đều là các biến chứng dễ gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Nguyên nhân chính là do lượng máu lưu thông qua các vị trí này bị hạn chế, cơ thể giảm khả năng kháng khuẩn, dễ gây viêm nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách. Ngoài ra hiện tượng này cũng tác động trở lại khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn, người tiểu đường khó kiểm soát đường huyết do phải kiêng một số thực phẩm, nhanh đói hơn và thèm ăn hơn.   

3.7. Ảnh hưởng đến đời sống tình dục

Có một sự thật là tiểu đường tác động tiêu cực đến sức khỏe con người về mọi mặt, kể cả sức khỏe tình dục. Một số nghiên cứu cho rằng lượng đường huyết tăng cao, chứng sưng viêm làm giảm ham muốn và khiến đời sống tình dục bị đình trệ. Biến chứng này xảy ra khi các mô viêm di chuyển vào não và dừng lại ở khu điều khiển ham muốn, khiến vị trí này hoạt động kém và làm giảm nhu cầu của người bệnh. 

Đường huyết cao khiến phụ nữ giảm ham muốn

Đường huyết cao khiến phụ nữ giảm ham muốn (Nguồn: songkhoe365.com.vn)

4. Cách kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2

Cách đầu tiên để kiểm soát tiểu đường type 2 là duy trì chế độ ăn nhiều rau củ quả tươi xanh, thay thế các món ăn vặt bằng trái cây hữu cơ bảo quản tự nhiên, các loại hạt giàu dinh dưỡng và thực phẩm ít đường. Bên cạnh đó, những bài tập thể dục nhẹ nhàng cũng giúp giảm cân hiệu quả, giảm mỡ thừa, đưa cơ thể về trạng thái cân bằng, tiết đủ insulin cung cấp cho quá trình chuyển hóa năng lượng. 

Ngoài việc điều chỉnh chế độ chăm sóc tại nhà, bạn cũng nên lựa chọn các gói tầm soát tiểu đường tại phòng khám Careplus, bệnh viện Vinmec để được theo dõi sát sao, phát hiện dấu hiệu nghiêm trọng và phòng tránh biến chứng.   

Các dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ thường dễ nhầm lẫn với các triệu chứng khác nên hãy lắng nghe cơ thể mình nhiều hơn, đến gặp bác sĩ ngay khi có bất kỳ những biểu hiện bất thường nhé. 

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn nắm rõ tầm nguy hiểm của bệnh và có cách phòng tránh, khắc phục kịp thời.