Trang Chủ Đời SốngSức Khỏe Bệnh thiếu máu là gì, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, phòng tránh

Bệnh thiếu máu là gì, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, phòng tránh

by Vinatai.mobi
0 bình luận


Hầu hết, người Việt Nam đều bị thiếu máu nhưng ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nếu bạn hay bị choáng váng, mệt mỏi, hoa mắt thì rất có thể bạn đang bị thiếu máu đấy. Vậy, bệnh thiếu máu là gì, nguyên nhân và cách điều trị bệnh này ra sao?

Mục Lục

1. Bệnh thiếu máu là gì? Thiếu máu bẩm sinh là gì?

Thiếu máu là hiện tượng giảm hồng cầu và huyết sắc tố trong máu ngoại vi dẫn đến việc cung cấp oxy cho các tế bào trong cơ thể bị thiếu. Khi bị bệnh thiếu máu thì nồng độ Hemoglobin sản xuất thấp hơn: 11g/dl ở người lớn tuổi; 12g/dl ở nữ giới và 13g/dl đối với nam giới. Bệnh có một số dạng như: bệnh thiếu máu bất sản; tán huyết, hồng cầu hình nền, do thiếu axit folic.

Thiếu máu bẩm sinh là do gen di truyền, nó xuất hiện ngay khi bé mới được sinh ra, trong cơ thể trẻ đã có lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu thấp hơn so với người bình thường. Ở nước ta hiện nay có tới khoảng 2000 trẻ em sinh ra đã mắc phải căn bệnh này.

Bệnh thiếu máu là gì?

Bệnh thiếu máu là gì? (Nguồn: natureabove.com)

2. Nguyên nhân gây thiếu máu

2.1. Thiếu máu do mất máu

Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh này chính là do mất máu. Bởi khi cơ thể bạn bị mất máu, để các mạch máu được lấp đầy thì cơ thể sẽ hút nước từ các mô bên ngoài máu. Điều này sẽ làm cho máu bị loãng, các tế bào hồng cầu cũng bị loãng theo.

2.2. Do giảm hồng cầu hoặc quá trình sản xuất hồng cầu bị lỗi

Những người mắc chứng thiếu máu là do quá trình sản xuất hồng cầu bị lỗi và lượng hồng cầu bị giảm. Tủy xương là tế bào gốc phát triển thành các tế bào hồng cầu, tiểu cầu và bạch cẩu. Nếu tủy xương có vấn đề thì sẽ làm cho quá trình tạo ra hồng cầu bị lỗi và gây ra thiếu máu. Ví dụ như: thiếu máu bất sản xảy ra khi có rất ít hoặc không có tế bào gốc.

Ngoài ra việc thiếu sắt thì tủy xương không thể tạo ra huyết sắc tố trong máu, không sản xuất đủ huyết sắc tố cho các tế bào hồng cầu nên sẽ bị thiếu máu.

2.3. Các chứng bệnh về đường tiêu hóa

Các bệnh về đường tiêu hóa như: xung huyết dạ dày, loét hoặc viêm dạ dày, trĩ cũng sẽ gây ra mất máu và dẫn đến căn bệnh này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh mà chủ yếu sinh ra bởi thói quen ăn uống không lành mạnh.

2.4. Sử dụng thuốc chống viêm không steroid

Việc sử dụng các chất chống viêm Steroid như Ibuprofen, Aspirin đôi khi gây chảy máu ở dạ dày và ruột, làm cho cơ thể bị mất máu nhiều.

2.5. Ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh nguyệt

Việc chu kinh nguyệt kéo dài và số lượng ra máu nhiều cũng chính là nguyên nhân gây mất máu ở chị em phụ nữ. Nếu không có biện pháp khắc phục thì chị em rất dễ mắc phải chứng thiếu máu. Thông thường một chu kỳ kinh nguyệt chỉ kéo dài 4-5 ngày, nếu dài hơn thì bạn nên đi khám phụ khoa uy tín, an toàn, bác sĩ giỏi và giàu chuyên môn đồng thời cần có chế độ ăn uống phù hợp để bù đắp lượng máu đã mất.

2.6. Hiến máu thường xuyên

Theo khuyến cáo một năm mỗi người chỉ nên hiến máu nhiều nhất là 2 – 3 lần. Nếu hiến máu nhiều lần và liên tục mà lại không có biện pháp bù đắp lượng máu đã mất thì cơ thể người hiến sẽ bị thiếu máu trầm trọng.

Chỉ nên hiến máu 2 - 3 lần mỗi năm

Chỉ nên hiến máu 2 – 3 lần mỗi năm (Nguồn: drdaochum.wordpress.com)

2.7. Do rèn luyện sức bền

Một số bài tập rèn luyện sức bền như chạy bộ, chống đẩy, đạp xe… nếu tập có cường độ liên tục sẽ khiến cơ thể bạn bị thiếu oxy dẫn đến giảm lượng hồng cầu, kéo dài sẽ làm bạn bị thiếu máu nhẹ với các triệu chứng như tim đập nhanh, khó thở, đau đầu.

3. Triệu chứng thiếu máu dễ nhận biết

Bệnh thiếu máu có rất nhiều triệu chứng khác nhau, nó tùy thuộc vào bạn ở dạng thiếu máu nào, mức độ cũng như tình trạng bệnh ra sao. Thiếu máu do thiếu sắt sẽ có các triệu chứng như: thèm khát các chất lạ như giấy, nước đá, đau miệng với các vết nứt ở góc. Nhưng thiếu máu bất sản hay thiếu máu do thiếu vitamin B12 sẽ khác. Hơn nữa, có khi các triệu chứng không rõ ràng thì bạn cũng khó xác định được mình có bị thiếu máu hay không, bởi sẽ dễ nhầm với các triệu chứng của bệnh khác.

Tuy nhiên, bệnh dù ở dạng nào thì đều có các triệu chứng phổ biến, đó là: mệt mỏi; yếu đuối; da nhợt nhạt hoặc vàng nhạt; nhịp tim không đều; khó thở; chóng mặt; đau ngực; tay chân lạnh; đau đầu.

4. Các yếu tố nguy cơ cao?

4.1 Thiếu vitamin

Nếu trong chế độ ăn hàng ngày mà ít hoặc không chứa vitamin B12, folate, sắt thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh rất cao. Bởi đều là những thành phần tạo ra các tế bào hồng cầu cho máu.

Thiếu vitamin có thể dẫn tới bệnh thiếu máu

Thiếu vitamin có thể dẫn tới bệnh thiếu máu (Nguồn: 3cshop.vn)

4.2. Rối loạn đường ruột

Những người mắc các bệnh về đường ruột hay rối loạn đường ruột đều có tỷ lệ cao mắc bệnh thiếu máu. Vì việc đường ruột không được khỏe mạnh sẽ làm cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng ở ruột non gặp vấn đề như bệnh Crohn, Celiac.

4.3. Chế độ dinh dưỡng không cân đối

Bạn ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo, mà ăn ít đạm, các thực phẩm có chứa sắt, axit folic – những thành phần tạo ra tế bào hồng cầu thì nguy cơ bạn không chỉ bị béo phì mà còn bị thiếu máu rất cao. Vì vậy, suy nghĩ rằng người béo sẽ không mắc bệnh thiếu máu  là hoàn toàn sai lầm.

4.4. Hành kinh

Đối với phụ nữ nhất là những người chưa qua thời kỳ mãn kinh thì tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn so với phụ nữ sau mãn kinh và nam giới. Bởi vì, quá trình hành kinh kéo dài sẽ làm mất tế bào hồng cầu. Với một lượng máu mất đi trong cả chu kỳ kinh nguyệt kéo dài như vậy thì khả năng bị bệnh này là hoàn toàn có cơ thể xảy ra.

4.5. Mất máu chậm

Cơ thể bạn bị mất máu chậm hoặc mãn tính do loét hay từ các nguồn khác thì sẽ khiến cho cơ thể bạn bị cạn kiệt sắt dẫn đến thiếu sắt.

4.6. Tiền sử gia đình

Nếu trong gia đình bạn có người mắc chứng thiếu máu thì tỷ lệ bạn cũng mắc bệnh này rất cao, khoảng 80-90%. 

5. Thiếu máu nguy hiểm như thế nào?

5.1. Mệt mỏi nặng

Bạn biết rằng máu giúp cho các cơ quan trong cơ thể chúng ta hoạt động bình thường, đặc biệt là bộ não. Bệnh khiến cho các bộ phận không được hoạt động hết chức năng và khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi vô cùng. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, công việc của bạn, thậm chí bạn không thể làm được bất cứ việc gì. Về lâu dài, rất nguy hiểm đến tính mạng.

Thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi

Thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi (Nguồn: quickanddirtytips.com)

5.2. Biến chứng thai kỳ

Dù bạn bị bệnh ở dạng nào đi nữa thì nó đều rất nguy hiểm và gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Bệnh này sẽ làm biến chứng thai kỳ như: nguy cơ đẻ non tăng cao, làm bào thai bị suy dinh dưỡng khiến cho tỷ lệ mắc bệnh và tử vọng ở cả mẹ và con đều cao. Hơn nữa, bệnh thiếu máu sẽ dễ gây ra băng huyết dẫn đến tử vong.

5.3. Các vấn đề về tim mạch

Khi mắc bệnh thiếu máu, người bệnh sẽ có khả năng gặp một số bệnh về tim mạch như: xơ vữa động mạch. Nếu để bệnh kéo dài thì còn dẫn đến suy tim rất nguy hiểm.

5.4. Gây tử vong

Khi tình trạng bệnh nặng và kéo dài thì khả năng tử vong là rất cao. Bởi khi cơ thể thiếu máu thì nó ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận của cơ thể, nhất là những bộ phận quan trọng như tim nên người mắc bệnh này có nguy cơ tử vọng cũng khá cao.

6. Điều trị thiếu máu như thế nào?

6.1. Điều trị thiếu máu do thiếu sắt

Để điều trị bệnh này do thiếu sắt thì bạn chỉ cần bổ sung sắt ở dạng thuốc hoặc đưa vào chế độ ăn uống của mình những thực phẩm giàu sắt, ngừa thiếu máu.

6.2. Điều trị thiếu máu do thiếu vitamin

Bạn điều trị bằng cách tiêm B12 hoặc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin thì tình trạng bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.

6.3. Bệnh Thalassemia

Điều trị bệnh này do Thalassemia gây ra thì bạn chỉ cần bổ sung axit folic bằng cách uống thuốc và ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng axit folic dồi dào; cắt bỏ lá lách hoặc thậm chí là cấy ghép tủy xương và truyền máu.

Các thực phẩm giàu axit folic

Các thực phẩm giàu axit folic (Nguồn: lifealth.com)

6.4. Thiếu máu bất sản – Loại thiếu máu do rối loạn tủy xương

Điều trị bằng cách cấy ghép tủy xương hoặc có thể truyền máu để điều trị đạt được kết quả cao.

6.5. Thiếu máu hồng cầu hình liềm

Điều trị bệnh thiếu máu do thiếu hồng cầu hình liềm bằng cách bổ sung axit folic và truyền máu, truyền dịch, giảm đau và liệu pháp oxy. Bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc để điều trị bệnh này như Droxia, Hydrea.

6.6. Thiếu máu dạng tan máu

Để việc điều trị bệnh thiếu máu đạt kết quả cao thì bạn không nên dùng thuốc, nó sẽ làm cho bệnh càng trở nên nặng hơn. Bạn chỉ nên dùng các loại thuốc điều trị nhiễm trùng và ứng chế miễn dịch mà thôi. Trong một số trường hợp cần thiết thì bạn có thể lọc máu, plasmapheresis.

7. Thiếu máu nên ăn gì? Không nên ăn gì để cải thiện

7.1. Thiếu máu nên ăn gì?

7.1.1. Rau lá xanh

Những người mắc bệnh thiếu máu nên ăn những loại rau có màu xanh, đặc biệt màu xanh đậm vì nó chứa nhiều sắt như: rau cải xoăn, rau chân vịt, rau bồ công anh, rau cải cầu vồng. Đồng thời, kết hợp ăn các loại quả giàu vitamin C như cam, quýt.. sẽ làm tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

7.1.2. Các loại đậu và hạt

Các loại đậu như: đậu xanh, đậu nành, đậu đen, đậu hà lan cùng với các loại hạt như hạt bí ngô, hạt hướng dương, hạt điều,… đều rất giàu sắt không chỉ tốt cho việc điều trị bệnh này mà còn giúp bạn ăn kiêng hiệu quả.

7.1.3. Các loại thịt đỏ

Người bị bệnh thiếu máu nên ăn nhiều thịt đỏ hơn thịt trắng, thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt các loại gia súc gia cầm. Các loại thịt màu đỏ chứa rất nhiều sắt rất tốt cho việc điều trị bệnh.

7.1.4. Đậu nành tự nhiên

Trong các loại đậu thì đậu nành là loại có chứa sắt cao nhất và được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị bệnh thiếu máu. Hơn nữa, đậu nành rất tốt cho sức khỏe bạn có thể làm đồ uống hoặc cũng có thể nấu thành các món ăn, các món chè đều được.

7.1.5. Hải sản

Một trong thực phẩm giàu sắt vô cùng tốt cho người mắc bệnh này đó chính là các loại hải sản tươi ngon, giàu dưỡng chất: sò trai, tôm, cá hồi, cá ngừ, cá tuyết, cá rô tươi…Bạn lưu ý khi ăn hải sản không nên ăn cùng các thực phẩm giàu canxi vì nó sẽ giảm sự hấp thu sắt của cơ thể.

Hải sản là thực phẩm dành cho người bị thiếu máu

Hải sản là thực phẩm dành cho người bị thiếu máu (Nguồn: lococafe-nusadua.com)

7.1.6. Quinoa

Đây là một thực phẩm rất giàu sắt bạn không nên bỏ qua khi điều trị bệnh này. Đồng thời, Quinoa chế biến được nhiều món ăn khác nhau giúp bạn tránh ngán đấy.

7.1.7. Ức gà nướng

Trong chế độ của người bị bệnh thì ức gà không thể thiếu. Bởi ức gà chứa nhiều sắt, bạn có thể chế biến nhiều món ăn từ ức gà như nướng, chiên, món khai vị, súp..

7.1.8. Mật mía

Đây thực sự mà một siêu thực phẩm mạnh với hàm lượng sắt cao rất tốt cho người mắc chứng thiếu máu. Ngoài ra, nó còn rất giàu chất dinh dưỡng như canxi, magie, vitamin B6 và selen.

7.1.9. Trứng

Trứng cũng là một trong những  thực phẩm tốt nhất cho người bệnh vì nó có hàm lượng sắt tự nhiên rất cao. Bạn nên lựa chọn những quả trứng có nguồn gốc sạch và an toàn, kết hợp cùng với các loại rau, các loại ngũ cốc tạo thành những món ăn đơn giản mà giàu chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.

7.1.10. Các loại thực phẩm họ đậu

Các loại cây họ đậu nhất là đậu lăng vô cùng tốt cho người mắc bệnh này. Bạn chỉ cần một lượng nhỏ là đã đủ cung cấp cho cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, nó còn rất giàu chất xơ rất tốt cho một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

7.2. Thiếu máu không nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì người bệnh cũng cần nắm rõ những thực phẩm không được ăn. Bởi chúng sẽ làm cản trở việc hấp thụ sắt cho cơ thể bạn, khiến cho bệnh càng thêm nặng hơn.

Các thực phẩm người bệnh cần tránh chính là: Thực phẩm giàu gluten nhu mì ống, lúa mạch, yến mạch; thực phẩm có chứa tanin (nho, ngô, lúa miến); trà và cà phê, ngũ cốc nguyên hạt; sữa và các chế phẩm từ sữa;  các thực phẩm chứa Phytates hoặc axit phytic, axit oxalic…

8. Cách phòng bệnh thiếu máu như thế nào?

8.1. Tăng cường vitamin trong bữa ăn hàng ngày

Để phòng thiếu máu thì bạn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn giàu vitamin nhất là vitamin B12. Bởi chúng ta biết rằng thiếu vitamin là một trong nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh này.

8.2. Tăng cường bổ sung chất sắt

Phòng bệnh hơn chữa bệnh bằng cách bổ sung chất sắt với các loại thực phẩm là tốt nhất. Bạn bổ sung sắt bằng cách ăn nhiều rau có màu xanh đậm, thịt đỏ,… Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung sắt bằng các loại thuốc dạng nước sẽ dễ hấp thụ hơn các dạng khác.

Cần bổ sung chất sắt để phòng ngừa thiếu máu

Cần bổ sung chất sắt để phòng ngừa thiếu máu (Nguồn: marrybaby.vn)

8.3. Bổ sung Folate

Bổ sung Folate thường xuyên cho cơ thể cũng là cách phòng bệnh rất hiệu quả. Bổ sung bằng nhiều cách  khác nhau, bạn nên dựa theo điều kiện bản thân để có cách bổ sung cho phù hợp.

8.4. Vitamin tổng hợp

Một cơ thể ốm yếu, thiếu chất, thiếu các loại vitamin tổng hợp thì về lâu dài bạn không chỉ mắc bệnh này mà còn nhiều bệnh lý khác nữa. Bạn cần bổ sung và tăng cường vitamin tổng hợp, bởi đây chính là cách đề phòng mọi bệnh tật tốt nhất.

8.5. Xem xét các vấn đề về di truyền và nhờ bác sĩ tư vấn kịp thời

Nếu trong gia đình có người mắc bệnh hoặc có tiền sử bệnh này thì bạn cần đặc biệt đề phòng bằng cách thăm khám tổng quát toàn diện, uy tín thường xuyên và nhờ bác sĩ tư vấn càng sớm càng tốt. Đừng chủ quan khi cho rằng bệnh này không di truyền bạn nhé.

8.6. Phòng chống sốt rét

Ngoài những cách phòng tránh trên thì bạn cũng cần lưu ý trong việc phòng bệnh chính là không để mình bị sốt rét. Vì khi sốt rét thì khả năng bạn bị thiếu máu là rất cao.

Như vậy, bệnh thiếu máu vô cùng nguy hiểm, thậm chí nó có thể gây tử vong cho bệnh nhân. Hy vọng, những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, từ đó biết cách phòng bệnh hiệu quả và có sức khỏe dồi dào.