Trang Chủ Đời SốngSức Khỏe Bệnh tim mạch tứ chứng Fallot là gì, dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị

Bệnh tim mạch tứ chứng Fallot là gì, dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị

by Vinatai.mobi
0 bình luận


Bệnh tim mạch tứ chứng Fallot không quá phổ biến nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành và phát triển của trẻ. Chính vì thế bạn nên nắm rõ nguyên nhân, các dấu hiệu nhận biết và phương thức chữa trị để giúp con có cuộc sống tốt đẹp hơn.

1. Bệnh tim mạch tứ chứng Fallot là gì?

Thông thường, phần tim bên trái sẽ bơm máu cho toàn cơ thể và phần bên phải đưa dung lượng còn lại đến phổi. Với những người mắc tứ chứng Fallot, máu không được truyền theo quy luật trên mà đi từ phải qua trái đến động mạch chủ, gây tắc van phổi và có thể gây ra các hậu quả khôn lường. Đây được coi là một trong số các căn bệnh tim bẩm sinh hiếm gặp xuất hiện ở trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi, gây tím tái cơ thể, kém phát triển và đi kèm nhiều loại bệnh nguy hiểm khác. 

Bệnh tim tứ chứng Fallot là gì và tác động thế nào đến sức khỏe con người?

Bệnh tim tứ chứng Fallot là gì và tác động thế nào đến sức khỏe con người? (Nguồn: hellobacsi.com)

1.1. Tứ chứng Fallot gồm

Có 4 loại khiếm khuyết chính giúp bác sĩ nhận biết tứ chứng Fallot là hẹp đường ra thất phải, thông liên thất, động mạch chủ cưỡi ngựa lên vách liên thất và phì đại thất phải. Cụ thể hơn, hẹp đường ra thất phải xuất hiện khi động mạch bị co ép, thành động mạch quá dày gây cản trở lưu thông máu đưa oxy tới phổi. Bên cạnh đó, thông liên thất là tình trạng xuất hiện lỗ trên các vách ngăn thất, lỗ này cho phép máu chảy qua lại giữa hai buồng tim và giảm thiểu lưu lượng đi ra toàn cơ thể, triệu chứng này kéo dài có thể dẫn đến suy tim. Hai khuyết điểm tiếp theo là hiện tượng động mạch chủ nằm sát lỗ thông liên thất và đổ dày thành mạch tim, cản trở máu lưu thông gây ra tình trạng yếu tim. 

1.2. Triệu chứng bệnh tứ chứng Fallot

Bệnh tim mạch tứ chứng Fallot được nhận biết qua một số dấu hiệu bên ngoài như da xanh tím, khó thở, thở nhanh, thở dốc khi ăn hoặc tập thể dục. Các bé bị nặng hơn có thể thường xuyên ngất xỉu, mất ý thức, ngón tay chân hình dùi trống và dễ nghe tiếng thổi của tim. Tuy nhiên, một số triệu chứng khác như tăng cân chậm, trẻ nhanh mệt mỏi khi vận động, cáu gắt, khóc dai rất dễ bị nhầm lẫn với các biểu hiện thông thường. Chính vì thế, ngay khi thấy con có biểu hiện lạ cần đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán, sự chủ quan sẽ vô tình khiến bệnh nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến cuộc sống của bé sau này. 

2. Nguyên nhân và cơ chế tứ chứng Fallot

Nguyên nhân cốt lõi gây ra bệnh tim mạch tứ chứng Fallot là do sự phát triển bất thường của thai nhi. Mặc dù các tiền tố cụ thể chưa được làm rõ nhưng một số nghiên cứu cho rằng chế độ dinh dưỡng của mẹ, virus, yếu tố di truyền cũng tác động làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Các nguyên nhân gây tứ chứng Fallot thường bắt nguồn từ việc cấu trúc của tim không truyền đủ máu giàu oxy đến phổi, cản trở quá trình hô hấp cũng như điều tiết cho cơ thể.

Tứ chứng Fallot hình thành do sự phát triển bất thường của thai nhi

Tứ chứng Fallot hình thành do sự phát triển bất thường của thai nhi (Nguồn: bacsinho.com)

3. Tứ chứng Fallot có nguy hiểm không?

Bệnh tim mạch tứ chứng Fallot không những khiến trẻ chậm phát triển mà còn gây ra các hệ lụy nghiêm trọng như da dẻ tím tái, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn hoặc thậm chí tử vong, mắc dị tật khi trưởng thành. Kể cả khi căn bệnh không phát triển nặng cũng làm cản trở sự hòa nhập của trẻ với cộng đồng, bé không thể tham gia nhiều hoạt động thể chất như đá bóng hay chạy bộ. Chính vì thế, chỉ có phẫu thuật mới giúp trẻ trở lại bình thường. 

4. Đối tượng nguy cơ của tứ chứng Fallot

Những bà mẹ mắc chứng nghiện rượu, bị xâm nhập bởi virus, có chế độ dinh dưỡng phản khoa học khi mang thai hoặc mang thai khi ngoài 40 tuổi sẽ có nguy cơ mắc tứ chứng Fallot cao hơn. Ngoài ra, trẻ nhỏ mắc chứng Down, DiGeorge hoặc có bố mẹ từng mắc căn bệnh này cũng phải đối mặt với khả năng mắc tứ chứng Fallot rất lớn. Chính vì thế việc trang bị kiến thức, kỹ năng trước khi mang thai là vô cùng quan trọng, giúp bạn có chế độ chăm sóc phù hợp, ngăn ngừa bệnh tim mạch tứ chứng Fallot. 

Những phụ nữ nghiện rượu bia hoặc chất kích thích có nguy cơ mắc tứ chứng Fallot

Những phụ nữ nghiện rượu bia hoặc chất kích thích có nguy cơ mắc tứ chứng Fallot (Nguồn: nhathuoclongchau.com)

5. Phương pháp điều trị và lưu ý khi chữa bệnh tứ chứng Fallot

Dưới đây là các thông tin xoay quanh phương pháp điều trị bằng phẫu thuật và lưu ý khi chăm sóc để bệnh nhân sớm hồi phục, không phải tái khám và tăng cường sức khỏe.   

5.1. Phẫu thuật

Nên phát hiện sớm bệnh và tiến hành phẫu thuật khi bé chưa tròn 1 tuổi, đây là khoảng thời gian tốt nhất để đạt được các kết quả cao, tăng cơ hội cho con trở lại bình thường. Thậm chí ở một số quốc gia còn khuyến cáo nên thực hiện khi bé mới chỉ 3 – 6 tháng, sau khoảng thời gian này rủi ro sẽ cao hơn, vì quá trình phẫu thuật khá phức tạp, cần đến các bác sĩ tay nghề chuyên môn cao nên nhiều phụ huynh đưa con đến các bệnh viện tim mạch uy tín. Một trong số đó có thể kể đến bệnh viện Vinmec, đã mang lại cuộc sống bình thường cho nhiều trẻ em mắc tứ chứng Fallot. 

5.2. Điều trị sau phẫu thuật

Để ngăn ngừa các biến chứng sau phẫu thuật như đột tử, nhịp tim không đều, bệnh động mạch vành, hồi quy phổi mãn tính… thì bạn nên đưa con đến thăm khám thường xuyên, thực hiện đều đặn việc khám sức khỏe tổng quát để phát hiện dấu hiệu nguy hiểm trong suốt quá trình trưởng thành của trẻ. Các biến chứng này có thể diễn ra ngay sau phẫu thuật, bố mẹ cần nghiêm túc trong quá trình theo dõi, không chủ quan và cho bé đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện dấu hiệu lạ. Thực hiện đúng quy trình khám tim mạch bài bản sẽ giúp phát hiện sớm biến chứng và khắc phục kịp thời.

Nên đưa trẻ nhỏ đến khám thường xuyên để ngăn ngừa các thay đổi bất thường

Nên đưa trẻ nhỏ đến khám thường xuyên để ngăn ngừa các thay đổi bất thường (Nguồn: careplusvn.com)

5.3. Chăm sóc sau phẫu thuật

Việc chăm sóc sau phẫu thuật cần được thực hiện khoa học trong suốt quá trình phát triển của trẻ để hạn chế nguy cơ rò rỉ dịch, tắc van phổi hoặc rối loạn nhịp tim. Dù chỉ một sơ xuất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của bé, bố mẹ cần hạn chế cho con vận động sau khi xuất viện, sử dụng thuốc theo phác đồ của bác sĩ và tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, các mẹ nên bổ sung các nhóm thực phẩm tốt cho tim mạch vào bữa ăn hằng ngày như bột yến mạch, bơ, các loại hạt giàu dinh dưỡng, sử dụng dầu thực vật tự nhiên và tham khảo các tư vấn của bác sĩ. 

Hy vọng những thông tin trên đây không những sẽ mang lại cho bạn các thông tin cơ bản xoay quanh bệnh tim mạch tứ chứng Fallot mà còn giúp quá trình phát triển của trẻ toàn diện hơn. 

Các hệ quả do bệnh tim mạch gây ra là vô cùng lớn, chính vì thế bạn nên lựa chọn các gói tầm soát tim mạch tại bệnh viện Gia An, Vinmec… các trung tâm y tế uy tín để bảo vệ bản thân, gia đình khỏi tứ chứng Fallot và những căn bệnh nguy hiểm khác. Ngoài ra, việc thực hiện sàng lọc tim mạch thường xuyên sẽ khiến cơ thể khỏe mạnh hơn, an tâm hơn, cuộc sống thêm phần tươi đẹp.