Trang Chủ Đời SốngSức Khỏe Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường là gì, nguyên nhân, phòng tránh

Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường là gì, nguyên nhân, phòng tránh

by Vinatai.mobi
0 bình luận


Bệnh tiểu đường, hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là một bệnh phổ biến hiện nay, do rối loạn chuyển hóa mạn tính gây nên. Bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với bàn chân. Vậy biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường như thế nào? Cách khắc phục ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau

Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường

Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường (Nguồn: kienthuctieuduong.vn)

1. Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường là như thế nào?

Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường là biến chứng rất phổ biến hiện nay. Đa số người bệnh đều chủ quan với tình trạng ban đầu của bàn chân, hay đơn giản nghĩ rằng tiểu đường bị phù chân. Do đó dẫn đến việc phát hiện và điều trị muộn, gây ra những hậu quả khôn lường, khiến bàn chân bị viêm nhiễm trầm trọng, thậm chí phải cưa bỏ. Do đó, việc tìm hiểu và phát hiện các biến chứng của bệnh tiểu đường, đặc biệt ở bộ phận bàn chân là rất quan trọng.

1.1. Thời gian biến chứng bàn chân bệnh tiểu đường

Các biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường không xảy ra lập tức khi bệnh tiểu đường khởi phát. Tuy nhiên, nếu người bệnh không chú ý và can thiệp đến việc tăng đường huyết thì các biến chứng sẽ dần tiến triển trong nhiều năm, đa số là trong thời gian dài.

Bàn chân bị biến chứng

Bàn chân bị biến chứng (Nguồn: glucerna.com.vn)

1.2. Triệu chứng và nguyên nhân gây biến chứng bàn chân do bệnh tiểu đường gây ra

 1.2.1. Triệu chứng bệnh

Người bệnh có thể phát hiện tình trạng biến chứng bàn chân do bệnh tiểu đường qua việc quan sát bằng mắt thường những triệu chứng sau đây:

Nấm da chân: khi lượng đường trong máu tăng cao đến mức không thể kiểm soát được, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ bị suy giảm, đây là lúc thích hợp để các loại nấm tấn công cơ thể. Chân người bệnh sẽ bị đỏ và ngứa, da chân bị nứt, đây cũng là lúc cơ thể đã bị vi khuẩn xâm nhập, do đó rất nguy hiểm. 

Nấm móng: biểu hiện của triệu chứng này đó là móng tay sẽ dần trở nên vàng hoặc trắng đục, móng dày sừng, dễ dàng bị gãy, thậm chí có thể bị bở và vỡ vụn. Đặc biệt, đối với những người bệnh mang giày kín thường xuyên sẽ là cơ hội tốt cho nấm phát triển. Việc điều trị nấm móng có phần khó khăn và lâu khỏi hơn nấm da.

Vết chai: khi thay đổi vị trí chịu lực của cơ thể, những nơi chịu lực mới sẽ bắt đầu bị chai sạn, những vết chai này cũng là nơi để vi khuẩn xâm nhập vào da, gây nhiễm trùng.

Nổi phỏng nước: da dễ bị nóng, bỏng rát, do đó khi đi dép, giày chật, cọ xát vào chân sẽ gây nên những vết phỏng nước. Cần giữ những vết phỏng này sạch sẽ để tránh bị loét và nhiễm trùng.

Ngón chân vẹo ngoài: ngón chân cái bị lệch hướng và nghiêng về phía ngón chân trỏ, phần xương chân cái bị nhô lên. Ngón chân cái sẽ trở thành nơi chịu áp lực bàn chân, dễ bị sưng, đau và tấy đỏ.

Da khô: da trở nên khô, nứt nẻ, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào mô da dưới.

Loét da: nhiều người thắc mắc vì sao bệnh tiểu đường gây lở loét chân. Đó là do áp lực của bàn chân, tại các điểm chịu áp lực của bàn chân, vết chai lâu ngày có thể gây nên các lỗ đáo, gây loét da nghiêm trọng.

Ngón chân hình búa: Đây là hiện tượng đầu các ngón chân sẽ bị cắm xuống đất và lâu dần sẽ bị loét.

Chân bị loét da do biến chứng của bệnh tiểu đường

Chân bị loét da do biến chứng của bệnh tiểu đường (Nguồn: vtv.vn)

1.2.2. Nguyên nhân

Tình trạng biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường không chỉ do một nguyên nhân chủ yếu gây nên, mà do sự kết hợp từ các tổn thương phức tạp của căn bệnh tiểu đường như  nhiễm trùng, tổn thương thần kinh, …

  • Bệnh thần kinh ngoại biên

Sự tổn thương thần kinh là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý biến chứng bàn chân của người bị bệnh tiểu đường. Bệnh thần kinh ngoại biên khiến cho người bệnh bị rối loạn thần kinh cảm giác lẫn thần kinh dinh dưỡng. Do đó, vào những thời kỳ đầu, người bệnh sẽ bắt đầu cảm thấy bàn chân bị nóng hoặc thậm chí bỏng, rát,… Thời gian sau, bắt đầu chuyển sang dấu hiệu tê, đau và bàn chân dần trở nên mất cảm giác. Bên cạnh đó, bàn chân còn gặp phải những triệu chứng biến dạng, teo cơ, xuất hiện những vết chai hoặc thậm chí là loét lỗ đáo.

Bàn chân bị phá hủy do biến chứng của bệnh tiểu đường

Bàn chân bị phá hủy do biến chứng của bệnh tiểu đường (Nguồn: benhvienhungvuong.vn)

Chính vì sự mất cảm giác ở bàn chân, mà khi có bất kỳ sự tổn thương nào làm bàn chân bị bỏng, loét, … người bệnh cũng không thể cảm nhận được. Từ đó, không có biện pháp xử lý, để chân dễ rơi vào tình trạng nhiễm trùng. Những trường hợp nặng còn có thể gây viêm xương, tiêu xương, và bàn chân sẽ bị biến dạng hoàn toàn, trầm trọng nhất là để những ổ viêm này lan rộng, sẽ có khả năng bị cắt chân cao.

Bệnh động mạch ngoại biên

Khi bị bệnh tiểu đường, người bệnh sẽ có nguy cơ dẫn đến xơ vữa động mạch trên toàn cơ thể. Khi tình trạng xơ vữa mạch máu xảy ra, lòng mạch máu bị thu hẹp, do đó phần chi bên dưới sẽ bị nhận máu ít đi. Chính vì thế, người bệnh bị tổn thương thần kinh, song song với việc xơ vữa động mạch chi dưới, đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, viêm loét, hoặc có thể hoại tử bàn chân.

2. Phòng chống biến chứng bàn chân ở người bệnh tiểu đường

Để phòng chống biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường, người bệnh phải thực hiện rất nhiều biện pháp như: kiểm soát tốt đường huyết, mỡ trong máu, bỏ các thói quen không tốt cho sức khỏe như hút thuốc lá, nếu đang trong tình trạng thừa cân thì cần có kế hoạch giảm cân phù hợp,… 

Ngoài ra, cần vệ sinh bàn chân lỹ lưỡng, tránh để cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể. Thường xuyên kiểm tra tình trạng cảm giác của chân, xem chân có còn cảm nhận được đủ cảm giác hay không.

Nếu không may mắc phải biến chứng bàn chân thì cần sử dụng các gói khám tầm soát biến chứng tiểu đường tại những nơi uy tín để được tư vấn và chữa trị một cách tốt nhất.

Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Do đó, việc phòng chống và điều trị kịp thời là rất cần thiết, hãy luôn chú ý và bảo vệ sức khỏe bản thân bằng những thói quen lành mạnh và có lợi nhất cho cơ thể.