Trang Chủ Đời SốngSức Khỏe Điện tâm đồ ECG là gì, ý nghĩa, chẩn đoán, cách xem chính xác nhất

Điện tâm đồ ECG là gì, ý nghĩa, chẩn đoán, cách xem chính xác nhất

by Vinatai.mobi
0 bình luận


Điện tâm đồ ECG là phương pháp giúp đo tốc độ, nhịp điệu của tim và phát hiện ra các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Ý nghĩa của điện tâm đồ là gì, cách xem ra sao? Cùng Vinatai tìm hiểu trong bài viết này.

1. Điện tâm đồ là gì?

Trong buồng tim luôn có các xung điện được sản sinh trong quá trình tim hoạt động. Điện tâm đồ (ECG) là phương pháp giúp ghi lại những biến thiên dòng điện do tim phát ra khi co bóp. EGG là đường không đứt quãng, không thẳng và đa phần có chu kỳ giống nhau. Kết quả từ phương pháp điện tâm đồ là bằng chứng rất quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán được chính xác tình trạng hoạt động của tim mạch.

Những đường vẽ của máy thể hiện nhịp điệu, tốc độ đập của tim người. Ngoài ra, đây cũng là bằng chứng gián tiếp nói về lưu lượng máu được tuần hoàn đến tim. EGG có thể giúp bác sĩ phát hiện ra những bệnh lý về tim mạch phổ biến nhất hiện nay như rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực và các bệnh lý mạch vành.

Điện tâm đồ là gì

Điện tâm đồ là gì (Nguồn: benhhoc.com)

2. Cơ chế hoạt động của điện tâm đồ

Điện tâm đồ ECG là xét nghiệm tương đối đơn giản và không có bất kỳ rủi ro hay cảm giác đau đớn nào cho bệnh nhân. Các kết quả của xét nghiệm này mang lại có giá trị to lớn trong việc theo dõi, phát hiện những bệnh lý về tim mạch. Nhằm đo được những xung điện từ tim, bác sĩ sẽ dùng loại máy chuyên biệt với cực dương lắp vào cổ tay, chân và ngực bên tim của bệnh nhân. Phần cực dương này sẽ hút dòng điện từ tim phát ra, khuếch tán chúng lên và ghi lại ra giấy hoặc trên máy. Những biểu hiện bệnh tim mạch có các rối loạn bất thường là sóng điện phát ra từ tim có sự thay đổi. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh gì hoặc chỉ định làm thêm những xét nghiệm cần thiết để có kết quả chính xác nhất.

3. Điện tâm đồ để làm gì

3.1. Chẩn đoán nhồi máu cơ tim

Cơ tim thiếu dưỡng khí hoặc có tình trạng thiếu máu sẽ dẫn tới những tổn thương nghiêm trọng đến hệ tim mạch. Khả năng dẫn điện tại cơ tim thay đổi bất thường dẫn tới  xuất hiện kết quả bất thường trên hình ảnh kết quả. Phương pháp này giúp phát hiện yếu tố nguy cơ của bệnh lý nhồi máu cơ tim một cách tương đối chính xác. 

3.2. Chẩn đoán thiếu máu cơ tim

Cơ tim bị thiếu máu là nguyên nhân khiến hình ảnh sóng T trên kết quả ECG có sự thay đổi. Đây là một trong những vấn đề thường gặp nhất ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.

3.3. Chẩn đoán theo dõi rối loạn nhịp tim

Điện tâm đồ là một trong những xét nghiệm tiêu chuẩn trong gói khám rối loạn nhịp tim tại bệnh viện Vinmec. Kết quả từ ECG sẽ giúp bác sĩ tìm ra những  bất thường từ những vị trí phát ra nhịp. Các bất thường này sẽ xuất hiện trên kết quả ECG.

3.4. Chẩn đoán và theo dõi rối loạn dẫn truyền nhịp tim

Đây là chẩn đoán cần thiết giúp bạn phát hiện ra những tổn thương hay mất mạch lạc từ các bất thường của tim.

3.5. Chẩn đoán các chứng tim lớn khi cơ tim dày hay dãn

Chứng tim lớn do cơ tim dày làm ảnh hưởng đến quá trình khử cũng như tái tạo cực của cơ tim. Qua đó, giấy ghi kết quả điện tâm đồ cũng sẽ có những dấu hiệu bất thường gợi ý về tình trạng buồng tim lớn. Tuy nhiên, trường hợp này không ưu tiên sử dụng ECG vì kết quả thay đổi còn phụ thuộc nhiều yếu tố như độ nhạy của máy điện đồ.

3.6. Chẩn đoán một số thay đổi sinh hóa máu

Điện tim sinh ra là do sự di chuyển của ion. Khi nồng độ các chất này thay đổi, điện tâm đồ cũng có thể thay đổi theo.

3.7. Chẩn đoán một số ngộ độc thuốc

Một số ngộ độc thuốc cũng được chẩn đoán qua điện tâm đồ ECG. Ví dụ như Digoxin thay đổi đoạn ST mọi cực và các loại  thuốc chống trầm cảm sẽ khiến đoạn QT dài hơn. 

Nhận biết các dấu hiệu của bệnh tim mạch

Nhận biết các dấu hiệu của bệnh tim mạch (Nguồn: vinmec.com)

4. Đánh giá ưu nhược điểm của điện tâm đồ

4.1. Ưu điểm

Ý nghĩa của Holter điện tâm đồ ECG là giúp chẩn đoán những bệnh lý về tim mạch. Ưu điểm của phương pháp này là cách làm rất đơn giản, nhanh gọn và không gây đau đớn cho bệnh nhân. Ngoài ra, kết quả mang lại còn giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác các dấu hiệu của bệnh như bệnh nhồi máu cơ tim, hở van, chảy máu hay những bất thường về cấu trúc tim.

4.2. Nhược điểm

ECG ngoài những ưu điểm vẫn tồn tại một vài nhược điểm nhỏ. Điểm yếu của phương pháp này là chỉ xác định được những bệnh lý tim mạch phổ biến và tiền sử bệnh tim trước đó. Sau khi trải qua cơn đau trong khi đo ECG, tim có thể hoạt động trở lại trạng thái bình thường nên gây khó khăn trong quá trình chẩn đoán cho bác sĩ. Ngoài ra, nếu bạn đo điện tâm đồ ECG cho kết quả bình thường đi chăng nữa thì vẫn chưa nói lên được tim bạn hoàn toàn khỏe mạnh.

5. Cách xem điện tâm đồ

5.1. Điện tâm đồ bình thường

Kết quả ECG bình thường là hình ảnh sóng điện tâm không có bất thường gì về nhịp điệu, tốc độ hay trục. Cấu hình sóng P, QRS đầy đủ đi kèm sóng T ở mức giới hạn trung bình.

5.2. Điện tâm đồ bất thường

Điện tâm đồ bất thường là khi hình ảnh sóng điện tâm xuất hiện những rối loạn nhất định. Cách đọc điện tâm đồ ECG rất phức tạp đòi hỏi bác sĩ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản. Với những kết quả ghi lại, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ ra những triệu chứng lâm sàng của bệnh tim mạch. Người bệnh chỉ cần hiểu kết quả điện tâm đồ cơ bản qua kết luận trong phiếu xét nghiệm của bác sĩ. Nếu có vấn đề gì chưa hiểu, bạn có thể trao đổi lại với bác sĩ chuyên khoa. 

Nắm bắt ưu nhược điểm của ECG

Nắm bắt ưu nhược điểm của ECG (Nguồn: hocviendaotao.com)

6. Quy trình thực hiện điện tâm đồ

6.1. Chuẩn bị

Khi tiến hành điện tâm đồ ECG, bạn không cần chuẩn bị gì đặc biệt trước khi thực hiện. Yêu cầu duy nhất là bạn cần thông báo với bác sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng vì rất có thể các thành phần trong thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

6.2. Các bước thực hiện

Việc thực hiện điện tâm đồ sẽ mất khoảng 5 – 10 phút. Đầu tiên, bác sĩ sẽ đính 10 điện cực kèm miếng dính vào da ngực, chân và cánh tay. Nếu là nam giới, bạn sẽ cần cạo bớt lông các vùng này để tiến hành ECG mang lại kết quả tốt nhất. Trong quá trình đo, bạn nằm ngửa và máy tính sẽ tạo ra đồ thị trên giấy với các xung điện di chuyển. 

Xét nghiệm này tương tự với bài kiểm tra tim trong khi tập thể dục. Thông thường sẽ mất khoảng 10 phút cho việc gắn đúng các điện cực và hoàn thành xét nghiệm. Bác sĩ sẽ dùng các mẫu kết quả xét nghiệm của bạn và lưu trong hồ sơ nhằm so sánh và đánh giá cho các xét nghiệm sau. Ngoài đo điện tâm đồ tiêu chuẩn, bạn có thể được đề nghị thực hiện một số loại khác như theo dõi Holter, giám sát sự kiện hoặc điện tâm đồ tín hiệu trung bình.

Trong đó, Holter là một xét nghiệm cần thiết thường được sử dụng. Holter điện tâm đồ là gì? Thực chất nó là dạng điện tâm đồ di động giúp kiểm tra nhịp đập của tim trong khoảng 1 – 2 ngày. Bạn nên chọn mua gói khám Holter ECG 24 giờ tại Careplus để đảm bảo cho được kết quả chính xác nhất. Xét nghiệm này sẽ cần thiết khi bác sĩ nghi ngờ bạn có nhịp tim bất thường hoặc lượng máu vào tim không đủ. 

Sau khi hoàn thành điện tâm đồ ECG, bạn sẽ được bác sĩ cho biết kết quả kiểm tra có bình thường không ngay sau đó hoặc vào ngày tiếp theo. Nếu kết quả không bình thường, bạn sẽ cần làm thêm một số loại xét nghiệm chuyên sâu khác nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Điện tâm đồ ECG giúp phát hiện sớm các bệnh lý tim mạch

Điện tâm đồ ECG giúp phát hiện sớm các bệnh lý tim mạch (Nguồn: bookingcare.vn)

7. Lưu ý khi sử dụng điện tâm đồ                                       

Người bệnh khi đến khám ECG sẽ được nhân viên y tế nói rõ về kỹ thuật cùng hướng dẫn những thủ tục trước khi đi vào xét nghiệm. Bắt đầu thực hiện ECG, người bệnh cần thông báo với bác sĩ những triệu chứng thường gặp, tiền sử gia đình và những yếu tố nguy cơ tim mạch, các loại thuốc đang dùng. 

Ngoài ra, nhằm tránh gây nhiễu trong quá trình đo, khi tiến hành đo người bệnh nên nằm thư giãn, yên tĩnh và tháo những vật bằng kim loại ra khỏi cơ thể. Áo ngực cởi nút trên lộ phần ngực và hai tay song song thân người, chân duỗi thẳng. Người bệnh nên thả lòng và tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế.

ECG là xét nghiệm an toàn với con người. Bạn đảm bảo không bị điện giật trong quá trình xét nghiệm vì những điện cực trên cơ thể không phát ra điện mà chỉ ghi lại hoạt động điện. Ngoài ra, bạn có thể sẽ cảm thấy hơi khó chịu khi các điện cực tháo ra, tương tự như tháo băng. 

Thông thường rất ít trường hợp có hiện tượng phản ứng với chất dính trên điện cực nhưng không loại trừ trường hợp bạn sẽ bị sưng tấy, đỏ ửng ở nơi đặt miếng dán một khoảng thời gian dài. Ngoài ra, máy ghi vòng cấy cũng có nguy cơ nhỏ gây nhiễm trùng, có thể xảy ra ở một số ít người có thể trạng nhạy cảm.

Chọn địa chỉ làm xét nghiệm, khám chữa bệnh uy tín

Chọn địa chỉ làm xét nghiệm, khám chữa bệnh uy tín (Nguồn: vinatai.mobi)

Điện tâm đồ ECG là phương pháp an toàn giúp bạn phát hiện ra những bất thường ở nhịp tim, kiểm tra lưu lượng máu đến tim và chẩn đoán các cơn đau thường thấy ở ngực. Ngoài ra, bạn nên chú ý đăng ký tầm soát sức khỏe tim mạch định kỳ để phát hiện kịp thời các dấu hiệu của bệnh và có phác đồ điều trị đúng cách ngay từ giai đoạn đầu.