Trang Chủ Đời SốngSức Khỏe Hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh sau tai biến mạch máu não

Hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh sau tai biến mạch máu não

by Vinatai.mobi
0 bình luận


Ít ai biết rằng, vấn đề chăm sóc người bệnh sau tai biến mạch máu não đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi chức năng và sức khỏe. Do đó, đừng bỏ qua bài viết hữu ích dưới đây của Vinatai.

1. Chăm sóc người bệnh sau tai biến mạch máu não

Để có thể chăm sóc được bệnh nhân sau tai biến một cách tốt nhất thì mọi người nên tham khảo những thông tin như sau: 

1.1. Chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng:

Cần xây dựng cho người bệnh một chế độ đầy đủ hàm lượng các chất dinh dưỡng, cụ thể 0,8 kg/cân nặng protein/ngày, 25-30g chất béo/ngày… Đồng thời, nhớ bổ sung các vitamin và khoáng chất, vitamin: A, B, C, D,…

Thực phẩm nên ăn và không nên ăn:

Nên ăn nhiều rau xanh sạch, bông cải xanh, rau bina, súp lơ xanh các loại đậu: đậu hũ, đậu tương, đậu đỗ, thực phẩm chứa nhiều đạm động vật như cá biển, thịt nạc, sữa… Đồng thời nên tránh xa các chất kích thích, đồ uống có cồn, gas, thức ăn lên men, thịt xông khói, gia vị cay nóng, hạn chế chất béo, đồ chiên, rán, xào, nhiều dầu mỡ hay thức ăn được chế biến sẵn…

Cách cho bệnh nhân ăn sẽ gặp 2 trường hợp: 

  • Bệnh nhân có thể tự ăn được: Thức ăn nên được ninh nhừ, cắt nhỏ hoặc băm nhuyễn để người bệnh dễ dàng nhai, nuốt, hấp thu và tiêu hóa.

  • Bệnh nhân không thể tự ăn được: Sẽ phải nhờ đến dụng cụ là ống thông nên món ăn phù hợp nhất sẽ là sữa hoặc súp giàu hàm lượng dinh dưỡng…

Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng (Nguồn: revofood.vn)

1.2. Chế độ sinh hoạt hàng ngày

Hàng ngày, nên giúp bệnh nhân đổi tư thế nằm sau 2 -3 giờ đồng hồ một lần để chống chống lở loét. Đồng thời, người thân nên tích cực xoa bóp các bắp, khớp chân, tay… để máu trong cơ thể người bệnh được lưu thông và phòng chống, ngăn ngừa được tình trạng teo cơ, cứng khớp.  

1.3. Chế độ luyện tập phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não

Tùy theo mức độ di chứng nặng hay nhẹ, người nhà có thể kết hợp với bác sĩ, y tá lập ra kế hoạch vận động, tập luyện cho người bệnh. Mỗi ngày nên kiên trì, chịu khó luyện tập từ 2-3 lần và vẫn giữ nguyên kể cả khi đã hồi phục. Trong quá trình đó, mọi người nên khuyến khích, động viên để bệnh nhân tự vận động nhiều nhất có thể, chỉ khi không làm được thì mới giúp đỡ. Mọi người có thể tham khảo các bài thuốc điều trị sau tai biến mạch máu não để áp dụng cho phù hợp.

1.4. Vệ sinh cho bệnh nhân

Bởi vì luôn phải nằm một chỗ quá lâu nên việc chăm sóc giữ gìn vệ sinh cho bệnh nhân rất quan trọng. Bạn phải luôn giữ cho làn da của người bệnh được sạch sẽ, khô thoáng bằng cách thường xuyên tắm giặt, gội đầu, vệ sinh bộ phận sinh dục… để không bị lở loét hay nhiễm trùng trầm trọng hơn. Nếu bệnh nhân không thể tự chủ trong việc tiểu tiện có thể sử dụng tã dán có màng đáy thoáng khí.  

1.5. Phòng chống loét, teo cơ

Khi chuyển đổi tư thế hoặc lật người bệnh lên thì bạn nhớ nên xoa phấn rôm, cồn hay rượu vào những vị trí hay bị tì đè trên cơ thể như lưng, mông. Đồng thời, thường xuyên thay ga trải giường và quần áo của bệnh nhân ít nhất 1 lần 1 ngày. Nhờ những biện pháp như vậy sẽ giúp người bệnh phòng phòng chống teo cơ hoặc lở loét cực kỳ tốt. 

1.6. Cho bệnh nhân uống thuốc

Một trong những vấn đề chăm sóc người bệnh sau tai biến mạch máu não mà mọi người cần quan tâm, chú ý chính là nhớ cho bệnh nhân uống thuốc đầy đủ theo đúng hàm lượng và kê toa đơn của bác sĩ. Không được tự ý điều chỉnh, thay đổi liều lượng khi chưa có sự hướng dẫn. Và cũng đừng quên đi tiến hành khám sức khỏe tổng quát định kỳ hoặc thăm khám bác sĩ thường xuyên, đúng lịch.

1.7. Chăm sóc tâm lý

Thông thường, sau những biến cố về bệnh tật, nhiều người sẽ lo âu, buồn chán, thậm chí mặc cảm, tự ti, cảm thấy mình vô dụng bất tài và có suy nghĩ tự tử… Vì thế, để giúp bệnh nhân lạc quan, tin tưởng và yêu đời hơn thì người trong gia đình nên tích cực an ủi, động viên cũng như hỗ trợ, chăm sóc nhiệt tình để người bệnh tự ăn uống, vệ sinh được. Từ đó, sẽ bớt cảm giác phụ thuộc và thấy mình có ích hơn.

Chăm sóc bệnh nhân để phòng chống loét, teo cơ

Chăm sóc bệnh nhân để phòng chống loét, teo cơ (Nguồn: thietbiytevietmy.vn)

2. Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sau tai biến

2.1. Bệnh lý hay gặp sau tai biến

Không giống như các căn bệnh khác, đột quỵ hay tai biến mạch máu não thông thường sẽ gây ra khá nhiều hậu quả không lường, biến chứng nguy hiểm như tàn tật về ngôn ngữ, cảm giác, giác quan, vận động… Thậm chí, kể cả khi bệnh nhân đã hồi phục rồi thì vẫn có nguy cơ mắc một số bệnh lý trầm trọng. Có thể kể đến là chứng cứng khớp, teo cơ do nhức mỏi và nằm mãi một tư thế, lở loét da vì đè ép, viêm đường tiết niệu hay viêm phổi cấp,  suy hô hấp cấp…

2.2. Bố trí giường nằm

Để có thể chăm sóc người bệnh sau tai biến mạch máu não hiệu quả thì mọi người nên bố trí, sắp xếp giường nằm cho bệnh nhân thật thoáng mát, cao ráo, không nên kê quá sát tường hoặc cao quá để gây trở ngại cho người thân chăm sóc. Tốt nhất là nên ở vị trí mát mẻ vào mùa hè và tránh được gió lùa vào mùa đông. Đặc biệt, nên sử dụng giường tre hoặc giường có đệm hơi, đệm nước để phòng chống da lở loét. 

Bố trí giường nằm phù hợp

Bố trí giường nằm phù hợp (Nguồn: caitaonhadep.vn)

2.3. Nên có máy đo huyết áp

Máy đo huyết áp là một dụng cụ y tế quen thuộc, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời nhất là trong gia đình đang có người bệnh bị tai biến. Vì thế, bạn đừng ngại ngần mà hãy sắm sửa chiếc máy đo huyết áp nhập khẩu, hữu ích này trong nhà nhé! Thông thường, đối với người bệnh bị tai biến, huyết áp bình thường sẽ là: huyết áp tâm trương dao động từ 60-90 mmHg, huyết áp tâm thu khoảng 90-140 mm Hg. 

Vì thế, nếu huyết áp tâm thu dưới 90mmHg là bệnh nhân bị huyết áp thấp còn huyết áp tâm trương trên 90 mmHg lại là bị tăng huyết áp. Trong những trường hợp như vậy thì người nhà nên báo với y tá, bác sĩ chuyên môn để kịp thời điều chỉnh huyết áp về mức độ bình thường. Nhưng nhớ là không đo khi bệnh nhân mới vận động xong mà cần đo khi người bệnh đã nằm nghỉ ngơi ít nhất được 15 phút.

2.4. Theo dõi hô hấp

Bên cạnh huyết áp thì vấn đề hô hấp của người bệnh bị tai biến cũng cần được mọi người quan tâm chú ý. Tiếng thở phải êm ái, nhẹ nhàng, đều đặn, dao động trong khoảng tần số từ 15-20 nhịp/phút. Nếu thở khò khè, có tiếng rít, không đều hoặc thở nhanh với 25 nhịp/phút hay thở chậm dưới 10 nhịp/phút thì tức là có dấu hiệu của bệnh hô hấp, cần liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

2.5. Kiểm tra nhiễm khuẩn

Trong quá trình chăm sóc người bệnh sau tai biến mạch máu não, nếu bệnh nhân có biểu hiện của nhiễm khuẩn nước tiểu như đái buốt, đái rắt… thì cần làm xét nghiệm máu và nước tiểu mỗi tháng một lần. Còn dấu hiệu trở nên trầm trọng hơn như ho, sốt… thì cần đến bệnh viện để có hướng điều trị sớm.

2.6. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Tất cả mọi người, không riêng gì bệnh nhân bị tai biến, đột quỵ… đều cần duy trì 7 thói quen khám sức khỏe định kỳ, hàng tháng để biết được tình hình sức khỏe hiện tại của mình hoặc phát hiện ra bệnh tật chữa trị, can thiệp kịp thời.  

2.7. Đề phòng tai biến tái phát

Muốn đề phòng trường hợp căn bệnh tai biến mạch máu não tái phát thì mọi người không nên tắm khuya, tránh cho thân nhiệt bị thay đổi đột ngột, tuyệt đối kiêng cữ và tránh xa các chất kích thích, rượu, bia, đồ uống có cồn, gas, nếu mắc một số bệnh lý như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn nhịp tim thì cần điều trị dứt điểm hoàn toàn đồng thời luôn giữ cho tinh thần và sức khỏe của mình trong trạng thái ổn định.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ (Nguồn: hongngochospital.vn)

Có thể nhận thấy, việc chăm sóc người bệnh sau tai biến mạch máu não cực kỳ quan trọng để giúp bệnh nhân mau chóng phục hồi chức năng và sức khỏe. Vì thế, hy vọng với những thông tin bổ ích trong bài viết như trên thì mọi người sẽ có thêm được nhiều hiểu biết mới mẻ. Đặc biệt, cũng đừng quên đăng ký mua dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà chuyên nghiệp trên Vinatai cho bản thân mình và gia đình nhé!