Trang Chủ Đời SốngSức Khỏe Ngôi thai ngược là gì, có nguy hiểm không, nguyên nhân, dấu hiệu

Ngôi thai ngược là gì, có nguy hiểm không, nguyên nhân, dấu hiệu

by Vinatai.mobi
0 bình luận


Ngôi thai luôn là yếu tố quan trọng để xác định phương pháp sinh an toàn cho mẹ và bé. Nếu gặp phải tình trạng ngôi thai ngược, liệu điều này có nguy hiểm tới thai nhi hay không và tính mạng người mẹ không? Vậy cần làm gì? Hãy để Vinatai giải thích cụ thể cho bạn.

1. Ngôi thai ngược là gì?

Ngôi thai dùng để chỉ phần thai nhi thấp nhất đối với xương chậu thai phụ và nó cũng chính là phần thai nhi đầu tiên sẽ ra khỏi bụng mẹ khi sinh. Trong suốt thời gian nằm trong bụng mẹ, em bé trong bụng sẽ thường xuyên di chuyển vị trí ngôi thai. Phải đến 36 tuần tuổi trở đi, ngôi thai mới ổn định và ít xoay trở trong bụng mẹ bầu.

Ngôi thai ngược còn được gọi là ngôi mông, ngôi ngược. Đây là trường hợp khi phần chân, mông của thai nhi hướng xuống về phía xương chậu. Trong khi đó, đầu của thai nhi lại hướng lên trên về phía ngực của mẹ. Tỷ lệ thai ngược không lớn, chỉ chiếm khoảng 1 đến 3% các ca sinh. Tuy nhiên, đây lại là trường hợp gây nguy hiểm cho sức khỏe và an toàn của thai nhi hàng đầu hiện nay.

Ngôi thai bị ngược là gì?

Ngôi thai bị ngược là gì? (Nguồn: tainghethainhi.net)

2. Yếu tố khiến ngôi thai bị ngược

Có thể nói, ngôi thai bị ngược xuất phát cả từ mẹ và con. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến ngôi ngược nguy hiểm.

2.1. Nguyên nhân ngôi thai ngược từ mẹ

Nguyên nhân gây ra ngôi thai ngược xuất phát từ mẹ có thể từ việc thai phụ là người có khung chậu hẹp. Ngoài ra, việc tử cung của mẹ bất thường cũng khiến cho việc em bé xoay ngôi thai thuận trở nên khó khăn hơn. Thêm nữa, việc mẹ từng mang thai nhiều lần cũng có thể là nguyên nhân khiến ngôi ngược. Lý do vì tử cung của mẹ không còn co giãn tốt như trước khiến thai nhi khó xoay ngôi thai.

2.2. Nguyên nhân ngôi thai ngược từ con

Việc mang đa thai như sinh đôi, sinh ba … cũng là nguyên nhân gây ra việc ngôi thai bị ngược. Lý do vì diện tích tử cung khá hạn chế, các con không đủ không gian vẫy vùng để xoay ngôi thai dẫn đến ngôi mông, ngôi ngược. Thêm nữa, khi thai bị dị dạng, mắc các bệnh tật bẩm sinh như não, tim, đường tiêu hóa…, thai yếu, sẽ không thể xoay ngôi thai thuận. Điều này tương tự như việc thai suy dinh dưỡng. Con quá yếu nên không xoay được ngôi thai. Nước ối ít khiến con khó xoay ngôi dễ dàng trong khi nước ối nhiều khiến con quá dễ xoay vị trí. Cả hai điều này đều khiến ngôi thai có thể bị ngược. 

Nguyên nhân gây ra ngôi thai bị ngược từ con

Nguyên nhân gây ra ngôi thai bị ngược từ con (Nguồn: icnm.vn)

3. Ngôi thai ngược có nguy hiểm không?

Ngôi thai bị ngược được đánh giá không phải là tình huống hiếm gặp nhưng tiềm ẩn nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi trong bụng. Ảnh hưởng lớn nhất của ngôi ngược đến mẹ chủ yếu liên quan đến khi chuyển dạ. Ngôi thai ngược có dấu hiệu chuyển dạ không? Câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, thời gian mẹ bầu chuyển dạ sẽ bị kéo dài hơn hẳn. Và điều này khiến mẹ bầu cực kỳ mất sức, đau đớn và ám ảnh. Từ đó dẫn tới việc mẹ có thể rặn đẻ không đúng cách, rặn không chuẩn khiến con không ra ngoài được kịp thời. Do đó, nhiều thai phụ đã lựa chọn sinh mổ vì khó có thể kiên trì đến phút cuối khi chuyển dạ với thai ngược.

Khi bị thai ngược, các sản phụ còn phải đối mặt với nguy cơ dễ rách các phần mềm như cổ tử cung, tầng sinh môn khi rặn đẻ. Điều này là hết sức nguy hiểm và gây ra mất máu không mong muốn.

Đối với em bé trong bụng, nhiều trường hợp ghi nhận, em bị bị kẹt bên trong bụng mẹ quá lâu do ngôi thai ngược mà không may tử vong. Thậm chí, nếu kéo em bé được ra khỏi bụng mẹ nhưng không đúng cách, em bé ngôi thai bị ngược có thể bị tổn thương các nội tạng trong bụng. Thêm nữa, khi ngôi thai ngược, thai nhi trong bụng dễ gặp những biến chứng không mong muốn và nguy hiểm như chèn ép dây rốn, sa dây rốn. Và chúng đều là nguyên nhân có thể gây tử vong ở trẻ. Xuất huyết não, gãy xương đùi, liệt thần kinh ở cánh tay, rách cơ ở ức đòn chũm, đầu tổn thương… là một trong những nguy hiểm tiếp theo mà con phải đối mặt khi ngôi thai bị ngược.

Ngôi thai bị ngược liệu có nguy hiểm?

Ngôi thai bị ngược liệu có nguy hiểm? (Nguồn: hellobacsi.com)

4. Ngôi thai ngược phải làm sao

Ngôi thai bị ngược hết sức nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xử lý khi không may thai phụ trong nhà có ngôi thai bị ngược. Điều này dẫn đến những lo âu không cần thiết cho các sản phụ, đặc biệt là người mang thai lần đầu, mang thai đôi. Đừng lo lắng, vì sau đây là một số gợi ý giúp đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi khi ngôi ngược.

4.1. Xoay ngôi thai

Trong trường hợp, khi đi thực hiện khám thai sản trọn gói tại bệnh viện, mẹ bầu từ tuần 36 trở đi nhận thấy bác sĩ khuyến cáo ngôi thai bị ngược, chị em sẽ cần phải thực hiện một số động tác điều chỉnh để xoay ngôi thai. Bao gồm: hãy để gối luôn thấp hơn hông, tránh ngồi nhiều, tập bò hằng ngày, nằm nghiêng giúp con dễ xoay ngôi, tập thể dục mỗi ngày cho cả tay, chân và hông của bạn. Ngoài ra, mẹ còn có thể giơ chân lên cao để giúp con xoay chuyển ngôi dễ hơn. Hãy nhớ rằng việc này nên thực hiện lúc đói vì mẹ có thể trào ngược dạ dày nếu thực hiện lúc no. Thêm nữa, mẹ bầu có thể khuyến khích con xoay ngôi bằng cách nói chuyện, cho con nghe nhạc tại bụng dưới.

Đặc biệt, các bác sĩ cũng có vai trò lớn trong việc xoay ngôi thai. Họ sẽ sử dụng thủ thuật và kiến thức y học của mình để tạo lực, nắn ngoài thành bụng giúp bé xoay ngôi thuận.

Khi chuyển dạ, bạn vẫn có thể có một số hành động giúp xoay ngôi thai đúng hướng. Đó là đứng thẳng thật lâu, khi có cơn gò bụng, hãy nghiêng người ra phía trước. Khi chuyển dạ, mẹ nên nhờ bố hoặc người thân mát xa lưng, không ngồi, nằm tư thế ngửa và kết hợp với việc đung đưa phần hông mỗi lúc cơn gò đến. Những điều này góp phần giúp con xoay ngôi đúng hướng.

Cách xoay ngôi thai cho mẹ bầu

Cách xoay ngôi thai cho mẹ bầu (Nguồn: i0.wp.com)

4.2. Đẻ mổ

Trong trường hợp dù làm nhiều cách ngôi thai vẫn không xoay về đúng hướng. Các mẹ bầu nên nghe chỉ định của bác sĩ là đẻ mổ. Đây là phương pháp cực kỳ an toàn cho tính mạng cũng như sức khỏe thai nhi và mẹ. Khi lựa chọn phương pháp này, các chị em sẽ không phải lo lắng những sai lầm đáng tiếc có thể cướp mất con yêu của mình.

4.3. Đẻ không đau

Ngoài hai cách trên, khi ngôi thai bị ngược, các mẹ bầu có thể lựa chọn gói chuyển dạ Vinmec đẻ không đau để tránh mất sức trong quá trình chuyển dạ. Nhờ vậy mà tránh được các mối nguy hiểm. Tuy nhiên, đây không phải là cách phổ biến được lựa chọn khi ngôi ngược.

Tóm lại, để phát hiện ngôi thai bị ngược, các mẹ bầu nên thăm khám định kỳ bằng các gói khám thai trọn gói từ các bệnh viện, phòng khám uy tín. Có thể kể đến như gói thai sản trọn gói chất lượng Vinmec… Nhờ vậy, chị em có thể phát hiện nhanh chóng trường hợp nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của con yêu cũng như nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe mình khi chuyển dạ, sinh con. Ngoài ra, các chị em cũng không nên quá căng thẳng vì hiện nay y học hiện đại có thể can thiệp và hỗ trợ kịp thời cho chị em trong quá trình vượt cạn và mang thai.

Hy vọng rằng, bài viết này đã cung cấp được cho chị em và gia đình những kiến thức tốt nhất khi ngôi thai ngược, ngôi mông để thuận lợi hạ sinh thiên thần nhỏ của mình. Hãy tìm hiểu thông tin kỹ càng và đăng ký gói thai sản và sinh con trọn gói chu đáo, an toàn bảo vệ bé yêu ngay từ trong bụng mẹ và khi chào đời.