Trang Chủ Đời SốngSức Khỏe Ngực phụ nữ khi mang thai căng tức đau thế nào, dấu hiệu ra sao

Ngực phụ nữ khi mang thai căng tức đau thế nào, dấu hiệu ra sao

by Vinatai.mobi
0 bình luận


Ảnh hưởng từ lượng hormone khi mang thai, các mẹ bầu thường thay đổi cả về mặt tâm lý cũng như cơ thể, rõ nét nhất là bộ ngực. Sự bất thường ở ngực phụ nữ khi mang thai là dấu hiệu tất yếu nhằm chuẩn bị cho giai đoạn sau sinh, nuôi con bằng sữa mẹ.

1. Ngực phụ nữ khi mang thai có những thay đổi như thế nào theo từng giai đoạn?

Tuần 1 đến 4

Thay đổi đầu tiên xảy ra với vú là sự phát triển của tuyến sữa và nụ túi. Ngực bắt đầu căng tức ở khoảng tuần thứ ba của thai kỳ. Sang tuần thứ 4, lưu lượng máu đến ngực tăng sẽ khiến bạn có cảm giác ngứa ran vùng xung quanh nhũ hoa.

Lúc này lựa chọn các dịch vụ thai sản trọn gói tại bệnh viện uy tín là điều bạn nên lưu ý  để cùng quan sát và chăm sóc bé yêu ngay từ những ngày đầu, bởi mỗi ngày chờ đợi con chào đời là một trải nghiệm thú vị. Việc quan sát những dấu hiệu cơ thể từ lúc bắt đầu mang thai giúp bạn hiểu rõ cơ thể mình và có thể chăm sóc bé tốt hơn.

Tuần 5 đến 8

Các sắc tố xung quanh nhũ hoa bắt đầu đậm hơn, các mô tuyến vú và tuyến sữa phát triển khiến kích thước vú tăng lên đáng kể do estrogen và progesterone. Xuất hiện rải rác các chấm nhỏ gọi là hột Montgomery giúp ngăn cản vi khuẩn, đồng thời, việc gia tăng tĩnh mạch giúp máu ở vùng ngực được lưu thông tốt hơn.

Tuần 9 đến 16

Ở tháng thứ 3 của thai kỳ, núm vú thay vì nhô ra ngoài, có thể xảy ra tình trạng tụt núm vú vào trong. Máu tuần hoàn mạnh hơn vào khoảng tuần thứ 13, 14 khiến bạn thấy ngứa ran hơn.

Tuần 17 đến 24

Chất béo sẽ bắt đầu tích tụ ở ngực phụ nữ lúc mang thai vào khoảng tuần thứ 18. Vết rạn da, đặc biệt nằm dưới vú, xuất hiện ở một số người vào tuần 20. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái với các vết rạn, một số sản phẩm chống rạn da cho bà bầu dưới nhiều hình thức như kem hay dầu massage là lựa chọn phù hợp.

Ngực phụ nữ sẽ có những thay đổi theo từng giai đoạn mang thai

Ngực phụ nữ sẽ có những thay đổi theo từng giai đoạn mang thai (Nguồn: vinmec.com)

Tuần 25 đến 28

Khoảng tuần 26, 27 ngực bà bầu đã sẵn sàng để sản xuất sữa cho các bé. Các tuyến sữa bắt đầu giãn nở. Tuy nhiên, progesterone trong ngực phụ nữ thời điểm mang thai sẽ giúp ngăn sự bài tiết sữa cho đến khi bé chào đời. Giai đoạn này là thời điểm thai nhi phát triển nhanh, nên các mẹ bầu nên tham khảo thêm những kinh nghiệm mang thai 3 tháng giữa để duy trì tốt chế độ phù hợp trong ăn uống và sinh hoạt.

Tuần 29 đến 36

Giai đoạn này mồ hôi xuất hiện trên ngực nhiều do các mạch máu bị giãn ra và chất béo tích tụ. Bạn nên xin lời khuyên bác sĩ để đảm bảo giữ vệ sinh đúng cách, tránh nhiễm trùng. Không nên sử dụng xà phòng trên vùng ngực ở tuần 32, vì núm vú tiết bã nhờn giữ ẩm da xuất hiện những vết sưng nhỏ xung quanh.

Tuần 37 đến 40

Ở giai đoạn gần cuối thai kỳ, màu sắc sữa non thay đổi từ xám, vàng, nhạt dần và không màu. Ngực bạn sẽ “trưởng thành” hoàn toàn vào tuần thứ 38, lúc này khi massage, ngực sẽ sản xuất ra hormone xytocin giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

2. Những dấu hiệu đặc trưng ở ngực khi phụ nữ mang thai

Ở mỗi tuần tuổi của thai nhi, ngực phụ nữ khi mang thai có những biến chuyển khác nhau, nhưng nhìn chung sẽ có một số dấu hiệu đặc trưng xảy ra trong suốt thai kỳ.

2.1 Đau ngực

Dù thai nhi chỉ mới bắt đầu “thành hình” nhưng ngực của các mẹ bầu đã bắt đầu “sửa soạn” cho việc nuôi con sau này. Nên đau ngực ở phụ nữ mang thai là dấu hiệu đầu tiên bạn nên quan sát vì dễ khiến nhiều người nhầm lẫn với dấu hiệu nguyệt san. Ngoài ra việc bà bầu căng tức ngực đến khi nào tùy thuộc vào từng thể trạng cơ thể. Thông thường đau ngực xảy ra nhiều ở 3 tháng đầu, sau đó nhẹ dần và có thể đau trở lại vào cuối thai kỳ.

Đau và tức ngực là dấu hiệu đầu tiên nên quan sát khi mang thai

Đau và tức ngực là dấu hiệu đầu tiên nên quan sát khi mang thai (Nguồn: conlatatca.vn)

2.2 Đầu vú thay đổi

Khi mang thai, quầng vú và đầu ti của bạn sẽ to hơn, sẫm màu hơn do hormone thay đổi ảnh hưởng đến sắc tố da. Sự thay đổi này cũng hỗ trợ quá trình sau sinh, giúp bé dễ xác định vị trí ngậm khi bú sữa mẹ.

2.3 Kích thước ngực lớn hơn

Tùy vào cơ địa mỗi người mà vòng một tăng nhiều hay ít, nhưng nhìn kích thước bầu vú cũng tăng lên đáng kể, thậm chí là 650g mỗi bên. Bạn nên nghiên cứu kỹ và lựa chọn các loại áo lót phù hợp với ngực bà bầu các tháng đầu đảm bảo thấm hút mồ hôi tốt, máu dễ lưu thông. Giai đoạn khi ngực bắt đầu lớn, bạn nên tập thói quen ngủ ở những tư thế có lợi cho thai nhi, tránh để ngực bị ép ở tư thế nằm sấp, hoàn toàn không tốt cho cho sự phát triển của bé.

Kích thước bầu ngực tăng lên đáng kể khi bạn mang thai

Kích thước bầu ngực tăng lên đáng kể khi bạn mang thai (Nguồn: carewithlove.com.vn)

2.4 Tiết sữa non

Sữa non là sữa đầu tiên cơ thể bạn tiết ra để cung cấp dinh dưỡng cho con mình khi bé chào đời, giúp miễn dịch và tránh vàng da. Vào cuối thai kỳ, bạn sẽ nhận thấy ngực tiết ra các chất màu vàng, hay lớp màng hoặc chất đóng cục, chúng đều là sữa non. Để hạn chế ảnh hưởng quá trình sinh hoạt, bạn có thể dùng đệm ngực để thoải mái hơn.

Sự thay đổi của ngực phụ nữ khi mang thai là quá trình tất yếu mà cơ thể bạn đang chuẩn bị để đón em bé chào đời. Đừng căng thẳng hay lo lắng trước các dấu hiệu, dần dần bạn sẽ thích nghi và cảm thấy thoải mái. Chúc các mẹ bầu có một giai đoạn thú vị!