Trang Chủ Ứng DụngSức Khỏe Tinh, Khí, Thần là gì? Vì sao được ví là tam bảo của mỗi người?

Tinh, Khí, Thần là gì? Vì sao được ví là tam bảo của mỗi người?

by Vinatai.mobi
0 bình luận

Con người ta có ba vật báu được ví như Tam Bảo đó là TINH, KHÍ , THẦN. Giữ cho ba vật báu này cân bằng thì tuổi thọ con người ta đến 120 tuổi. Vậy TINH, KHÍ, THẦN là gì?

1. TINH

Tinh là vật chất cấu tạo nên cơ thể và dinh dưỡng cơ thể, tinh luôn bị tiêu hao và luôn được bổ xung. Nguồn gốc của tinh: cái đến với sự sống gọi là tinh. Tinh của nam và nữ hợp với nhau để tạo nên thân hình gọi là tinh tiên thiên. Chất dinh dưỡng từ đồ ăn thức uống gọi là tinh hậu thiên.

Công năng của tinh: tinh là nguồn gốc của thân thể, nếu tinh thiếu thì sức đề kháng cơ thể yếu ,dễ bị tà khí xâm phạm mà phát sinh bệnh tật.

Huyết:

Nguồn sinh hóa của huyết: huyết là thứ thể dịch sắc đỏ theo đường mạch mà vận hành không ngừng đi khắp trong cơ thể. Nguồn sinh huyết là từ tỳ vị, ở trung tiêu, từ thức ăn uống.

Công năng của huyết: huyết nuôi dưỡng cơ thể. Huyết thiếu sinh bại liệt, da, tay chân lạnh. Nhờ có huyết nuôi dưỡng thì ngũ tạng, lục phủ mới thực hiện được công năng của nó.

Tân dịch:

Nguồn gốc và công dụng của tân: tân là một thứ thể dịch của cơ thể, sinh ra từ khí của đồ ăn uống, đi nuôi dưỡng cơ thể, mồ hôi và nước tiểu đều từ tân mà ra thứ đi ra tấu lí là mồ hôi, thứ đi xuống bàng quang là nước tiểu. Trong lâm sàng ỉa lỏng, mồ hôi nhiều, tiểu nhiều là hao tân.

Nguồn gốc và công năng của dịch: dịch cũng từ đồ ăn uống hóa sinh, theo huyết đi khắp trong ngoài mạch mà chứa tại não tủy, khớp xương, nhu nhuận tai, mắt, miệng, mũi, làm trơn khớp, bổ não tủy.

Sự khác nhau giữa tân và dịch: nguồn gốc tân dịch giống nhau nhưng có trong, lỏng, đục, đặc khác nhau. Tân trong lỏng nên theo khí tam tiêu đi ra ngoài biểu.dịch đục và đặc nên đi ở trong khoảng gân xương, đi đến khớp.

Đường tuần hoàn của tân dịch:tân dịch thấm ra ngoài dịch để nhu nhuận cho da thịt, gân xương, não tủy và các bộ phận trong ngoài cơ thể.phần thủy dịch thừa ra biến thành mồ hôi, nước tiểu bài tiết ra ngoài. phần tân dịch trong thì thấm vào tôn lạc trở về kinh mạch, vẫn là một phần của huyết dịch. Từ đó thành vòng tuần hoàn của tân dịch, duy trì sự cân bằng của huyết dịch, nếu sự cân bằng này bị rối loạn sẽ sinh chứng đàm ẩm, thủy thũng.

2. KHÍ

Có 4 loại khí (Nguyên khí, tôn khí, vinh khí, vệ khí )

Nguyên khí: bao gồm khí nguyên âm và khí nguyên dương bẩm thụ ở tiên thiên. Nguyên khí chứa ở Thận, nhờ đường tam tiêu mà đi khắp cơ thể thúc đẩy sự hoạt động của ngũ tang, lục phủ. Là nguồn gốc sinh hóa của cơ thể.

Tôn khí: tôn khí chứa ở khí hải, tôn khí là khí từ thức ăn uống và khí trời hợp lại.

Công dụng của tôn khí là chạy theo đường hô hấp để coi việc hô hấp, qua tâm mạch để vận hành khí huyết. Tôn khí và nguyên khí, một thứ chứa ở khí hải, một thứ chứa ở thận, một thứ là khí hậu thiên, một thứ là khí tiên thiên nhưng trong hoạt động sinh lí hai thứ khí này không tách ròi nhau mà kết hớp nhau để nuôi dưỡng toàn thân. Gọi là chân khí; chân khí được bẩm thụ từ tự nhiên kết hợp với cốt khí mà làm cho cơ thể khỏe mạnh.

Vinh khí : Vinh khí là tính khí ( âm khí) bắt nguồn từ thức ăn uống, bắt nguồn ở tỳ vị từ trung tiêu mà ra.
Công dụng của vinh khí: là hóa sinh huyết dịch để dinh dưỡng toàn thân, vinh khí đi từ trung tiêu ra dồn lên phế mạch biến hóa thành huyết sắc đỏ chảy vào trong thì nuôi dưỡng ngũ tạng lục phủ, tản ra ngoài thì tươi nhuận cho gân xương, da lông.
Đường vận hành của vinh khí; vinh khí đi từ trung tiêu , dồn vào kinh thủ thái âm phế nối vòng tuần hoàn của 14 đường kinh, một ngày đêm đi 50 vòng .

Vệ khí: Nguồn sinh hóa của vệ khí: vệ khí có tính nhanh mạnh trong đồ ăn uống ( dương khí), tính của nó nhanh mạnh trơn, chạy luôn khắp mọi nơi,do thượng tiêu phân bổ đi.
Công dụng của vệ khí: về khí đi từ thượng tiêu, đi ở ngoài mạch trong thì sưởi ấm vùng mạng lưới nông ra ngực bụng để ôn dưỡng cho ngũ tạng lục phủ, ở ngoài thì luồn trong tầng da thớ thịt ôn dưỡng cho cơ nhục, da dẻ mà điều lý, đóng mở lỗ chân lông.chống đỡ tà khí.
Đường vận hành của vệ khí; vệ khí vận hành ở ngoài mạch tuy nhiên vẫn dựa vào đường mạch để lưu hành. Ban ngày đi ở phần dương , ban đem đi ở phần âm ( ngũ tạng ). Một ngày đêm đi được 50 vòng 25 vòng đi ở phần dương, 25 vòng đi ở phần âm.

Quan hệ giữa vệ khí với vinh khí.:vinh đi ở trong mạch. Về khí đi ngoài mạch. Vệ đi vào trong mạch tức là vinh, vinh đi ra ngoài mạch là vệ. Hai thứ vinh vệ luôn chuyển hóa lẫn nhau.

3. THẦN

Khái niệm về thần: ( bao gồm tinh thần ý thức, tri giác vận động). Thần do tinh tiên thiên sinh ra. Cái đến với sự sống gọi là tinh. Hai thứ tinh đễn với nhau gọi là thần.

Thần là tinh tiên thiên sinh ra ,phải được tinh hậu thiên bổ dưỡng mới duy trì được. Nên thần có quan hệ chặt chẽ với tinh, huyết, tân dịch, vinh vệ.

Muốn thần thịnh vượng thì ngũ tạng cân bằng. Tinh huyết cung dưỡng đầy đủ. Thần còn thì sống, thần mất thì chết.
Quan hệ giữa thần và tinh, khí: quan hệ giữa Tinh, Khí, Thần là mấu chốt chủ yếu để duy trì đời sống.

Sinh mệnh con người ta bắt nguồn từ tinh, duy trì được sinh mệnh là nhờ khí, chủ của sinh mệnh là thần. Tinh khí thần đủ thì thần vượng. Tinh khí hao hụt thì thần suy. Sự thịnh suy của 3 thứ tinh khí thần quan hệ đến sự mạnh yếu của cơ thể, sự còn mất của sinh mệnh. Cho nên cổ nhân nói tinh khí thần là 3 thứ quý báu ( tam bảo) của người ta.