Trang Chủ Đời SốngSức Khỏe Viêm màng hoạt dịch khớp gối là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Viêm màng hoạt dịch khớp gối là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

by Vinatai.mobi
0 bình luận


Viêm màng hoạt dịch khớp gối là căn bệnh thường phổ biến gặp ở những người cao tuổi. Vậy nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách điều trị bệnh lý này là gì? Cùng tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết.

1. Viêm màng hoạt dịch khớp gối là gì?

Bao hoạt dịch được định nghĩa là phần mặt trong của các khớp và giống như các tấm đệm ở khớp nối các đầu khớp. Chúng có vô số các phần xơ sợi nhỏ kèm với lớp mỡ. Bao hoạt dịch có thể tiết ra dịch để giúp phần khớp hoạt động thuận lợi và trơn tru hơn. Phần dịch được tiết ra từ bao hoạt dịch còn giúp chống khuẩn, nuôi dưỡng các mô khớp và kháng viêm hoạt dịch. Viêm màng hoạt dịch khớp là tình trạng bị viêm nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp tới các phần bao chứa dịch (Túi hoạt dịch) ở phần đệm ở giữa các khớp xương, cơ và dây chằng.

Viêm bao hoạt dịch khớp gối là bệnh lý thường gặp ở nhiều người lớn tuổi

Viêm bao hoạt dịch khớp gối là bệnh lý thường gặp ở nhiều người lớn tuổi (Nguồn: creakyjoints.org)

2. Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch khớp gối

Những nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh viêm màng hoạt dịch khớp gối là do bệnh nhân đã lớn tuổi, mắc các bệnh lý viêm khớp, vi khuẩn tấn công do chấn thương hay do lối sống, vận động không đúng cách:

2.1. Nguyên nhân do lão hóa khớp

Khi tuổi con người càng cao thì quá trình sẽ càng diễn ra với cường độ mạnh và nhanh, khiến các túi hoạt dịch ở phần khớp hoạt động yếu. Nguyên nhân này khiến con người dễ gặp phải tình trạng bị chấn thương hay viêm nhiễm.

2.2. Các bệnh lý viêm khớp

Một trong những nguyên nhân gây viêm hoạt mạc khớp gối là do bệnh nhân đang mắc phải các bệnh lý liên quan tới khớp như thấp khớp hay gout. Những bệnh lý liên quan tới viêm khớp nếu bệnh nhân để quá lâu ngày mà không có phương pháp điều trị phù hợp sẽ dẫn tới mắc phải viêm bao khớp gối.

2.3. Do virus, vi khuẩn tấn công

Nếu người bệnh vô tình bị chấn thương ở các phần khớp sẽ khiến các vi khuẩn hay virus có cơ hội tấn công vào các phần khớp, gây ra tình trạng bệnh viêm màng hoạt dịch khớp gối. Vì vậy, nếu bệnh nhân bị chấn thương ở đầu gối cần phải ngay lập tức tới các trung tâm y tế uy tín để tiến hành thực hiện điều trị, tránh để xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

2.4. Do thói quen vận động, lối sống

Những bệnh nhân có đặc thù công việc thường xuyên phải hoạt động phần khớp nhiều cùng sẽ khiến cho các bao hoạt dịch bị quá tải và viêm nhiễm. Đặc biệt, là những người hoạt động trong lĩnh vực thể thao thường dễ mắc phải căn bệnh viêm màng hoạt dịch khớp gối. Bệnh nhân nếu có thể thì hãy thay đổi môi trường làm việc, thực hiện các công việc nhẹ nhàng để các triệu chứng của bệnh được thuyên giảm. Đồng thời, cần đăng ký sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe thường xuyên để theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe.

Bệnh thường gây ra những cơn đau nhức dữ dội.

Bệnh thường gây ra những cơn đau nhức dữ dội. (Nguồn: medicalnewstoday.com)

3. Triệu chứng của viêm màng hoạt dịch khớp gối

Vậy bệnh hoạt mạc khớp gối bị viêm có nguy hiểm không? Các triệu chứng phổ biến thường gặp của bệnh thường là sưng tấy, đau nhức và bị các biến chứng toàn thân:

3.1. Dấu hiệu đau

Ở các vị trí khớp bị viêm nhiễm như khớp cổ tay, cổ chân hay khớp gối sẽ thường diễn ra các cơn đau buốt vô cùng khó chịu. Các cơn đau này sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh phải vận động phần khớp. Đặc biệt, là khi dùng tay ấn trực tiếp và các vùng khớp bị viêm thì người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn dữ dội và kéo dài trong hơn 2 tuần.

3.2. Sưng tấy khớp

Bệnh sẽ có thể khiến các vùng da và khớp bị nhiễm sưng đỏ tấy, dễ dàng nhận biết bằng mắt thông thường. Đôi khi các vùng viêm nhiễm sẽ xuất hiện các nốt phát ban hay những vết bầm tím.

3.3. Triệu chứng toàn thân

Căn bệnh thường kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ hoặc sốt cao. Bệnh nhân cần tới ngay các trung tâm y tế để có các biện pháp hạ sốt và chữa trị kịp thời.

4. Chẩn đoán viêm bao hoạt dịch khớp gối thế nào?

Để có thể chẩn đoán được chính xác bản thân có mắc phải bệnh hay không, người bệnh cần phải phải thực hiện khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết hợp phân tích dịch khớp, phân tích lượng máu có trong cơ thể:

4.1. Khám lâm sàng

Để có thể chẩn đoán bệnh viêm bao khớp gối, trước hết bệnh nhân cần tới các trung tâm y tế để thăm khám lâm sàng. Dựa vào các biến chứng, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng và thực hiện thêm các phương pháp khác.

4.2. Chẩn đoán hình ảnh

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh chụp xương, siêu âm hay chụp x-quang thường được chỉ định để bác sĩ có thể xác định rõ bệnh nhân có mắc bệnh hay không.

4.3. Phân tích máu hoặc dịch khớp

Với phương pháp này bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu và dịch trơn quanh các khớp bị viêm nhiễm để tiến hành xét nghiệm. Dựa vào các kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ xác định rõ bệnh nhân mắc phải bệnh gì và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Phương pháp chữa trị viêm bao khớp gối rất đa dạng.

Phương pháp chữa trị viêm bao khớp gối rất đa dạng. (Nguồn: fixknee.com)

5. Phương pháp điều trị viêm màng hoạt dịch khớp gối

5.1. Điều trị nội khoa

Để có thể điều trị bệnh viêm bao khớp gối hiệu quả, đa số bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện sử dụng một số loại thuốc chống viêm hay giảm đau như naproxen hay ibuprofen. Mục đích chính của việc này là giúp bệnh nhân giảm thiểu các cơn đau và tình trạng viêm nhiễm. Trong trường bệnh ở mức độ nghiêm trọng cần phải được tiêm một liều lượng corticosteroid lớn trực tiếp vào vùng bị viêm nhiễm.

5.2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một trong các giải pháp chỉ mang tính chất hỗ trợ giúp bệnh nhân giảm thiểu các triệu chứng đau hay sưng tấy. Bác sĩ thường khuyến cáo mắc bệnh viêm hoạt mạc khớp gối tập luyện các bài tập giúp tăng cường sức mạnh cho phần cơ bắp. Tuy nhiên, bệnh nhân nên thực hiện các bài tập vật lý trị liệu với cường độ vừa phải, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn nếu thực hiện cường độ quá nhiều. Bạn có thể thực hiện phương pháp này tại 21 địa chỉ massage vật lý trị liệu uy tín trên toàn quốc.

5.3. Phẫu thuật bao hoạt dịch

Phương pháp phẫu thuật bao hoạt dịch thường được chỉ định khi người bệnh đã thực hiện các phương pháp khác nhưng không nhận được kết quả như mong muốn. Việc phẫu thuật bao hoạt dịch được thực hiện với mục đích chính là hút hết phần dịch ở vùng bị tổn thương và kết hợp sử dụng thêm các loại thuốc khác.

Bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt để các biến chứng thuyên giảm.

Bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt để các biến chứng thuyên giảm. (Nguồn: theconversation.com)

6. Phòng ngừa bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối

6.1. Chú ý các hoạt động thường ngày

Bệnh nhân mắc bệnh viêm bao khớp gối cần tránh mang vác nặng để hạn chế áp lực trực tiếp lên các vùng viêm nhiễm ở khớp đầu gối hay khớp vai. Người mắc bệnh không nên để các khớp nguyên ở một tư thế trong suốt khoảng thời gian dài như ngồi, quỳ hay đứng quá lâu. Các bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh nên thường xuyên đi lại với cường độ nhẹ nhàng để các vùng khớp được linh hoạt co giãn và tránh tạo sự ức chế tới các túi hoạt dịch.

6.2. Luyện tập thể dục

Người mắc bệnh cần thường xuyên luyện tập các bài tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày như Yoga, đi bộ hay thiền để thể trạng sức khỏe luôn ở mức độ tốt nhất.

6.3. Duy trì cân nặng

Nếu mắc bệnh viêm bao khớp gối do bị béo phì bệnh nhân cần phải thực hiện các biện pháp giảm cân ngay và duy trì cân nặng luôn ở mức độ thật ổn định.

Hy vọng rằng, với những thông tiên có trong bài viết đã giúp quý bạn đọc có thể hiểu rõ hơn bệnh viêm màng hoạt dịch khớp gối là gì, nguyên nhân và cách điều trị ra sao. Ngoài việc tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên bạn hãy ăn uống thực phẩm giàu dinh dưỡng, tươi sạch để phòng tránh mắc phải căn bệnh này nhé.